Quy trình, trình tự xử lý Đảng viên sinh con thứ 3

Đảng viên, người lao động, công chức, viên chức khi sinh con thứ ba sẽ bị ảnh hưởng như thế nào về công việc? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không?

Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69/QĐ-TW, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.

Cụ thể:

Căn cứ điều 52 Quy định 69/QĐ-TW 2022 như sau:

Điều 52. Vi phạm quy định chính sách dân số

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Vi phạm chính sách dân số.

2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.

3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Như vậy đối với cán bộ Đảng viên khi sinh con thứ ba bị coi là vi phạm chính sách dân số hiện nay của nước ta nên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ tuỳ mức độ vi phạm.

  • Trường hợp sinh con thứ 3 không bị khiển trách:

Căn cứ theo điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 trường hợp đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật như sau:

Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

* Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Sinh con thứ ba Đảng viên bị xử lý kỷ luật thế nào?

Quy trình, trình tự xử lý Đảng viên sinh con thứ 3
Quy trình, trình tự xử lý Đảng viên sinh con thứ 3

Căn cứ theo điều 52 Quy định 69/QĐ-TW, các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm gồm:

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Cách chức;
  • Khai trừ.

Trong đó mức độ vi phạm càng nặng thì bị xử lý kỷ luật càng nghiêm minh để răn đe hành vi vi phạm.

3. Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

3.1. Các bước xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số

Bước chuẩn bị

- Căn cứ hồ sơ đề nghị kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới và kết quả nắm tình hình, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, gồm: Việc xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật; dự kiến thành phần đoàn (tổ) xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.

- Thường trực ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật.

- Đoàn kiểm tra xây dựng lịch làm việc; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn và chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ việc xem xét, thi hành kỷ luật.

Bước tiến hành

- Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm (nếu có) và đảng viên vi phạm để triển khai kết luận kiểm tra hoặc quyết định, kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng vi phạm chuẩn bị bản kiểm điểm, cung cấp tài liệu; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đoàn kiểm tra làm việc với đảng viên vi phạm về những nội dung cần bổ sung vào bản kiểm điểm hoặc thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.

- Trường hợp xử lý, kỷ luật theo kết luận kiểm tra: Căn cứ đối tượng, nội dung vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức hội nghị ở các cấp ủy có liên quan (từ cấp chi bộ trở lên; hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản) để đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra của ủy ban; đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật; hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.

- Trường hợp xử lý, kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới: Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đề nghị thi hành kỷ luật về những nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa kết luận của tổ chức đảng đề nghị với kết quả thẩm tra, xác minh để làm rõ thêm về vi phạm của đối tượng, trước khi bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật. Trường hợp cần thiết, căn cứ theo đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra giao cho vụ hoặc đơn vị tham mưu cho ủy ban xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.

- Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những vấn đề chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về báo cáo kết quả xem xét, thi hành kỷ luật; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực ủy ban (nếu cần), trước khi trình ủy ban kiểm tra.

Trước khi ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định.

Kết thúc

- Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

+ Đoàn kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trình bày đầy đủ ý kiến của đảng viên vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.

+ Ủy ban kết luận, biểu quyết quyết định hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật đối với đối tượng vi phạm.

- Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh quyết định thi hành kỷ luật của ủy ban hoặc xây dựng báo cáo, tờ trình đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm; báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực ủy ban ký, ban hành.

- Thành viên ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố quyết định kỷ luật theo thẩm quyền hoặc ủy ban ủy quyền cho tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật đến đối tượng vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

- Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

3.2. Mẫu giải trình, trình bày về việc sinh con thứ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

………., ngày…. tháng…. năm…….

TRÌNH BÀY VỀ VIỆC SINH CON THỨ BA

Kính gửi:–……………….
–……………..

Tên tôi là:…………………………….

Sinh ngày …….tháng ………năm…… Nơi sinh (tỉnh, TP)……………………………

Giấy CMND/thẻ CCCD số ………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay ……………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: ……………………………

Là:……….. (tư cách làm đơn, làm việc tại Phòng/Ban ……………)

Tôi xin trình bày, giải trình việc là Đảng viên lại sinh con thứ 3 như sau:

…………………………………………………

…………………………………………………

(Bạn nêu ra lý do bạn làm đơn, trình bày về hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn tới việc sinh con thứ ba, đặc biệt là phải nhấn mạnh được những thông tin mà bạn đưa ra làm căn cứ, cơ sở để đưa ra những đề nghị của bạn với chủ thể có thẩm quyền, để được xem xét giảm nhẹ mức độ xử phạt mà tổ chức hay cơ quan đưa ra)

Với những lý do trên, tôi làm đơn này để trình bày cho Chi bộ/Đảng ủy……………………….. về nguyên nhân dẫn tới việc sinh con thứ ba của tôi, đồng thời, kính đề nghị Chi bộ/Đảng ủy ………….xem xét và:

1./….

2./…..

(Đưa ra các mong muốn của bạn khi bạn làm đơn gửi tới chủ thể có thẩm quyền).

Tôi xin cam đoan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

3.3. Mẫu quyết định kỷ luật Đảng

Quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên gồm một số nội dung sau:

  • Tên, chức vụ và tên cơ quan quản lý Đảng viên bị xử lý kỷ luật;
  • Thời gian cuộc họp (thời gian khai mạc và kết thúc);
  • Thành phần tham dự cuộc họp: đại diện cấp ra quyết định xử lý kỷ luật; đại diện tổ chức đảng quản lý Đảng viên vi phạm, Đảng viên vi phạm; người ghi biên bản;
  • Nội dung cuộc họp;
  • Ý kiến của đại diện cấp ủy quản lý đảng viên bị kỷ luật; ý kiến của Đảng viên và đại diện Ủy ban Kiểm tra.

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định kỷ luật Đảng viên như sau:

ĐẢNG UỶ ...........

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
----------

Số: ............ - QĐ/.........

.............., ngày....tháng....năm....

QUYẾT ĐỊNH
Thi hành kỷ luật đối với đồng chí...............................

(Chức vụ đảng, nơi công tác của đảng viên bị kỷ luật)
----

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ các quy định và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng;

- Xét tự kiểm điểm của đồng chí .......................... (họ và tên của đảng viên); báo cáo số ............. ngày .......... của ......... (tên tổ chức Đảng báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật) và kết quả kiểm tra xem xét, đề nghị của Đoàn kiểm tra;

Đảng ủy ........................................ nhận thấy: (tóm tắt nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm của đảng viên; ghi rõ đã vi phạm quy định nào theo nội dung kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy ........................................... )

ĐẢNG ỦY ...................
QUYẾT ĐỊNH

1. Thi hành kỷ luật đồng chí ............................. (họ tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên) bằng hình thức .......

2. (Tên các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyết định) và đồng chí ....................... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

· UBKT (cấp trên)...;

· Ban TVĐU (cấp trên)......;

· Ban Tổ chức Đảng uỷ (cấp trên)

· Như Điều 2;

· Lưu HSĐU.

T/M ĐẢNG UỶ
............................

(Ký tên đóng dấu)

3.4. Biên bản cuộc họp kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3

Bạn tham khảo tại mẫu Biên bản tại đây

Biên bản cuộc họp đề nghị hình thức kỉ luật đảng viên bao gồm các thông tin về thành phần tham dự là hội đồng kỷ luật (chủ trì, thư ký...), thông tin đảng viên vi phạm, đề nghị hình thức xử lý đảng viên vi phạm (khiển trách, hạ bậc lương, tạm thời không được cử đi học các lớp học nâng cao, không đề bạt trong ít nhất 5 năm...). Đây là cuộc họp công khai, là cơ hội để đảng viên vi phạm giải trình về các lỗi vi phạm của mình.

UBND.......................

HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:....../BB-HĐKL

BIÊN BẢN

Họp xét đề nghị hình thức kỷ luật đối với viên chức

Hôm nay, vào lúc ............... ngày ................., Hội đồng kỷ luật viên chức, thành lập theo Quyết định số ................... ngày ...................của UBND ........................, tổ chức họp xét đề nghị hình thức kỷ luật đối với bà ........................., Giáo viên trường............................và bà ..............................., Giáo viên trường...................................., vi phạm Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Địa điểm: Hội trường HĐND và UBND.......................................

Thành phần: Hội đồng kỷ luật: .../... người;

Chủ tọa: Ông ..........................., Phó Chủ tịch UBND ................., Chủ tịch Hội đồng.

Thư ký: Ông..............................., Chuyên viên Phòng Nội vụ thị xã.

Nội dung:

Ông .........................., Phó Chủ tịch UBND thị xã, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật phổ biến nội dung, trình tự và thủ tục họp xét kỷ luật viên chức vi phạm Chính sách DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch và các tài liệu khác có liên quan đến bà............................. và bà......................., viên chức ngành Giáo dục- Đào tạo, sinh con thứ 3.

Theo quy định về một số chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Ban hành kèm theo Quyết định số 4043/2005/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của UBND tỉnh............................về xử lý vi phạm chính sách dân số, sau quá trình thảo luận và xem xét hồ sơ, Hội đồng đã thống nhất hình thức kỷ luật đối với trường hợp sinh con thứ 3 của bà..............................và bà ..................................như sau:

- Hạ một bậc lương; đồng thời, không được hưởng các khoản thưởng trong thời gian thi hành kỷ luật. Không cử đi học, không đề bạt trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ khi có quyết định thi hành kỷ luật.

Cuộc họp kết thúc, biên bản được thông qua vào lúc ................... cùng ngày./.

THƯ KÝ

(Ký tên)

CHỦ TỌA

(Ký tên)

3.5. Phiếu biểu quyết đề nghị hình thức xử lý kỷ luật:

Mẫu 1:

HUYỆN (QUẬN) ỦY .............

-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

quyết định kỷ luật đối với đồng chí… (họ và tên, chức vụ)

1- Không kỷ luật ............................................................................................ □

2- Khiển trách ................................................................................................ □

3- Cảnh cáo .................................................................................................. □

4- Cách chức (Ghi đầy đủ chức vụ khi vi phạm và hiện tại của đảng viên)

- Chi ủy viên................................................................................................... □

- Bí thư chi bộ................................................................................................ □

- Đảng ủy viên cơ sở...................................................................................... □

- ................................................................................................................... □

- Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng...................................................... □

5- Khai trừ .................................................................................................... □

Ghi chú: Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô tương ứng

Mẫu: 2  

HUYỆN (QUẬN) ỦY .............

ỦY BAN KIỂM TRA

-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

đề nghị hình thức kỷ luật đối với đồng chí... (họ và tên, chức vụ)

1- Không kỷ luật ……………………………………………………………………….. □

2- Khiển trách ………………………………………………………………………….. □

3- Cảnh cáo ……………………………………………………………………………. □

4- Cách chức (Ghi đầy đủ chức vụ khi vi phạm và hiện tại của đảng viên) …….. □

- …………………………………………………………………………………………... □

- …………………………………………………………………………………………... □

- Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng □

5- Khai trừ □

Ghi chú: - Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô tương ứng.

3.6. Tờ trình về việc đề nghị xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số

Tờ trình về việc đề nghị xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số là văn bản do tổ chức đảng, người đứng đầu tổ chức đảng cơ sở thực hiện nhằm báo cáo với cấp ủy đảng cấp trên về việc đơn vị có đảng viên sinh con thứ 3, đồng thời đề nghị cấp ủy đảng cấp trên có quyết định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Nội dung tờ trình trình bày cụ thể đảng viên vi phạm chính sách dân số, đề nghị cấp ủy đảng cấp trên xử lý đảng viên vi phạm bằng hình thức khiển trách/kỷ luật... dựa trên mức độ vi phạm và hậu quả ở thời điểm hiện tại, căn cứ theo quy định mới nhất về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên. Cụ thể như sau:

Tên chi bộ/đảng bộ...

Tên đơn vị....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:..............................., ngày... tháng... năm.....

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xử lý kỷ luật Đảng viên

Kính gửi:........................................

Căn cứ Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm;

Căn cứ Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng;

Căn cứ Nghị định 112/2020-NĐ/CP ngày 18/9/2020 về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Tháng... năm......, bà........................................ đã vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3). Ngày... tháng... năm..., Chi bộ................ đã có Quyết định số......................... quyết định thi hành kỷ luật đối với đồng chí..........................., đảng viên Chi bộ........................... bằng hình thức khiển trách.

Thực hiện Khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020-NĐ/CP ngày 18/9/2020 về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Chi bộ........................ lập tờ trình đề nghị..................................................... xem xét và ra Quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với đồng chí.............................

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Lưu VP.

BÍ THƯ CHI BỘ

(Ký tên, đóng dấu)

4. Người sinh con thứ 3 trở lên có được kết nạp Đảng không?

Như đã biết, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đã vi phạm chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình và sẽ bị xử lý kỉ luật tùy theo mức độ nghiêm trọng. Nhưng người chưa vào Đảng mà đã sinh con thứ 3 thì có cơ hội trở thành đảng viên hay không?

Căn cứ Điều 5 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 về việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

1. Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

2. Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng do ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.

=> Như vậy, người sinh con thứ 3 trở lên vẫn có cơ hội được xem xét, kếp nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương và yêu cầu thực tế của đơn vị, địa phương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác như: Xử lý Đảng viên bị khởi tố, Đảng viên có được viết đơn tố cáo khiếu nại không, Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
25 45.622
0 Bình luận
Sắp xếp theo