Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì?

Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì? Công an nhân dân khi vi phạm bị xử lý kỷ luật như thế nào? Các trường hợp bị tước danh hiệu công an nhân dân? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay. Vậy hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Công an nhân dân là gì? Danh hiệu Công an nhân dân là gì?

Theo điều 3 Luật công an nhân dân 2018 quy định:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân là một lực lượng nhằn bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Tước danh hiệu công an nhân dân
Tước danh hiệu công an nhân dân

Nên danh hiệu Công an nhân dân, danh hiệu chiến sĩ công an nhân dân là một danh hiệu cao quý, thiêng liêng, đầy trách nhiệm và tin tưởng, thể hiện sự tin cẩn tuyệt đối của nhân dân đối với những chiến sĩ công an đầy mẫn cán, hết mình vì an ninh trật tự, đảm bảo an toàn, yên bình cho cuộc sống của người dân và đất nước.

2. Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì?

Tước là lấy đi, không cho sử dụng, xoá bỏ.

Tước danh hiệu công an nhân dân là bị tước đi danh hiệu chức danh mà bản thân đang có và đi kèm là những quyền lợi của chức danh công an về nhân thân và gia đình của người đó. Sau khi bị tước danh hiệu công an nhân dân thì công an đó không còn trong hàng ngũ công an Việt Nam.

3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật công an nhân dân

Theo Dự thảo thông tư quy định xử lý kỷ luật cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân quy định tại điều 4 các nguyên tắc như sau:

1. Kịp thời, khách quan, công bằng, bình đẳng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Quyết định kỷ luật phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm, phát hiện cán bộ, chiến sĩ có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét kết luận từng hành vi và xử lý các hành vi đó bằng một hình thức kỷ luật, trong một quyết định kỷ luật. Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm của mình.

3. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang chấp hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm kỷ luật mới thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

a) Nếu hành vi vi phạm kỷ luật mới nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang chấp hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

b) Nếu hành vi vi phạm kỷ luật mới nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang chấp hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật mới;

Quyết định kỷ luật đang chấp hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm kỷ luật mới có hiệu lực.

4. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ trong cùng một thời điểm phát hiện có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật tối thiểu phải nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật cao nhất của một trong các hành vi vi phạm (trừ trường hợp một trong các hành vi vi phạm đó sẽ bị kỷ luật bằng hình thức Tước danh hiệu Công an nhân dân).

5. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ bị bắt do phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng hoặc cán bộ, chiến sĩ đã thừa nhận hành vi phạm tội và có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cán bộ, chiến sĩ đó đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can đã được Viện kiểm sát phê chuẩn thì kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân.

Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc đình chỉ điều tra thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xử lý kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.

6. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm kỷ luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

7. Xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ vi phạm quy định tại Thông tư này không thay thế kỷ luật về Đảng, đoàn thể.

8. Hình thức xử phạt hành chính không thay thế cho hình thức kỷ luật; không giải quyết cho cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển công tác (trừ trường hợp chuyển công tác để phòng ngừa sai phạm), nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất khi chưa được xem xét, xử lý kỷ luật.

9. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại sức khoẻ, thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng định kiến, trù dập đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm; xử lý kỷ luật phải đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ khắc phục sửa chữa khuyết điểm, đồng thời có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung.

4. Các trường hợp bị tước danh hiệu công an nhân dân theo Dự thảo Thông tư

Theo quy định của Dự thảo thông tư quy định xử lý kỷ luật cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân thì với hình thức xử lý tước danh hiệu công an nhân dân sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Vi phạm về quan điểm chính trị và kỷ luật phát ngôn;
  • Vi phạm về nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Vi phạm về quy định bầu cử;
  • Vi phạm về các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước;
  • Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài và quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh;
  • Vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
  • Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
  • Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
  • Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm;
  • Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ;
  • Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng Qui tắc ứng xử của Công an nhân dân hoặc những điều đảng viên không được làm;
  • Vi phạm quy định về thi cử và quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, học bạ, bảng điểm;
  • Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Vi phạm về bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng;
  • Vi phạm về quyết định buộc thi hành án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
  • Vi phạm pháp luật hình sự.

Những trường hợp vi phạm nêu trên đang được xây dựng và chưa có hiệu lực. Nhưng những hành vi vi phạm vẫn có thể bị ra quyết định xử lý áp dụng tương tự pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền để xử lý những hành vi vi phạm một cách thích đáng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
7 4.318
0 Bình luận
Sắp xếp theo