Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên 2024

Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên 2024 như thế nào? Các trường hợp nào bị xóa tên Đảng viên trong danh sách đảng viên? Để tìm hiểu vấn đề này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị Kết nạp Đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỉ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên 2022
Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên 2022

1. Những trường hợp xóa tên đảng viên

Theo Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

- Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;

- Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

- Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

- Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

2. Thủ tục xóa tên Đảng viên dự bị vi phạm tư cách

Nếu là đảng viên dự bị vi phạm tư cách thì thủ tục xóa tên đảng viên sẽ được thực hiện như sau:

Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên

- Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

- Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

- Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền Kết nạp Đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên.

- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định Kết nạp Đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.

3. Thủ tục xóa tên Đảng viên chính thức

Nếu là đảng viên chính thức, việc xóa tên Đảng viên trong danh sách đảng viên sẽ được thực hiện như sau:

- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.

Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xóa tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét như việc xóa tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách.

Tham khảo thêm: Phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên?

4. Trường hợp Đảng viên chính thức xin ra khỏi Đảng

- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền Kết nạp Đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

- Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.

5. Trình tự thủ tục xóa tên Đảng viên không đóng đảng phí ba tháng

Căn cứ Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục xóa tên như sau:

Bước 1: Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.

Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

Bước 2: Xem xét xóa tên Đảng viên.

- Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

- Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

- Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên.

- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.

6. Giải quyết khiếu nại về xoá tên Đảng viên

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

- Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Cũng theo Quy định 24-QĐ/TW, không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây:

  • Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xóa tên;
  • Đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận;
  • Cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ;
  • Khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.

Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên đối với Đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.

7. Đảng viên bị xóa tên có được thực hiện khiếu nại không?

Như đã đề cập tại mục 6 thì Đảng viên bị xóa tên có thể thực hiện khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng. 

Tuy nhiên thời hạn khiếu nại là trong 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên.

Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại của các cấp ủy Đảng là:

  • Cấp tỉnh: không quá 90 ngày;
  • Cấp Trung ương: không quá 180 ngày.

Nếu không đồng ý với quyết định khai trừ của cấp ủy, Đảng viên hoàn toàn có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Điều này thể hiện tính minh bạch, công bằng trong quy trình xét duyệt, đồng thời nâng cao tinh thần tự giác trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức cũng như tác phong người Đảng viên gương mẫu.

8. Bị xóa tên khỏi Đảng có được kết nạp lại?

Theo quy định tại mục  3.5.1 Điều 4  Quy định 24-QĐ/TW thì người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng như từ 18 tuổi trở lên, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm…
  • Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
  • Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

Trong Quy định 24-QĐ/TW cũng có quy định không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

  • Tự bỏ sinh hoạt đảng;
  • Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);
  • Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
  • Bị kết án vì tội tham nhũng;
  • Bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Do đó, theo quy định trên người bị xóa tên ra khỏi Đảng hoàn toàn có thể được kết nạp lại. Tuy nhiên, phải không thuộc những trường hợp bị cấm theo quy định nêu trên.

Trường hợp Đảng viên bị xóa tên ra khỏi Đảng vì những lý do chính đáng như hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ điều kiện đóng Đảng phí thì sau khi khắc phục khó khăn hoàn toàn có thể xin vào Đảng lần nữa. Có thể thấy, Đảng ta luôn có những quy định, điều lệ để tạo điều kiện cho những người muốn gia nhập và sinh hoạt trong Đảng.

Bài viết đã cung cấp thông tin về quy định, thủ tục xóa tên Đảng viên. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 41.744
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm