GRDP là gì? GRDP khác gì GDP?

GRDP là gì? GRDP khác gì GDP? Cách tính tốc độ tăng trưởng GRDP như thế nào? Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với GDP, nhưng GRDP là gì thì lại chưa có đáp án chắc chắn. Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ định nghĩa GRDP và các thông tin liên quan đến GRDP cho các bạn hiểu rõ hơn về nó nhé.

1. GRDP là gì?

GRDP là viết tắt của cụm từ tổng sản phẩm trên địa bàn

Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có nghĩa trong GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Ý nghĩa của GRDP

GRDP là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất, tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của tỉnh trong một năm. Chỉ số GRDP cũng được đưa ra để làm so sánh sự phát triển, so sánh các dịch vụ, sản phẩm của các tỉnh trong 1 quốc gia, theo đó sẽ đưa ra được các chiến lược sản xuất, hoạt động dịch vụ đúng đắn cho sự đi lên bền vững.

3. GRDP khác gì GDP?

  • GRDP là tổng sản phẩm tính trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố nào đó.
  • GDP là tổng sản phẩm tính trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.

=> Phạm vi tính của GRDP là nhỏ hơn so với phạm vi tính của GDP.

Về phương pháp tính và nội dung tính của chỉ tiêu GDP và GRDP là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi tính toán. GDP tính trên phạm vi của một nước, GRDP tính trên một vi của một tỉnh, thành phố nào đó.

GRDP là gì?
GRDP là gì?

4. Các phương pháp tính GRDP

Dưới các góc độ khác nhau, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) được xác định theo 03 phương pháp như sau:

(1) Xét về góc độ sử dụng (nhu cầu tiêu dùng): GRDP là tổng cầu của nền kinh tế bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của các Cơ quan, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

(2) Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

(3) Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian cộng thuế sản xuất trừ trợ cấp sản xuất (nếu có).

5. Phương pháp tính GRDP theo phương pháp sản xuất

Theo phương pháp sản xuất, phương pháp tính GRDP gồm:

(1) Theo giá hiện hành

Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP)

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

+

Thuế sản phẩm theo giá hiện hành

-

Trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành

Trong đó:

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

=

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

-

Chi phí trung gian theo giá hiện hành

(2) Theo giá so sánh

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp (vì chỉ tiêu GRDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh (GRDP)

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh

+

Thuế sản phẩm theo giá so sánh

-

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

Trong đó thuế nhập khẩu theo giá so sánh bằng thuế nhập khẩu theo giá hiện hành chia chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm hiện hành so với năm gốc so sánh.

Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá so sánh bằng thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh bằng trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

Kỳ công bố GRDP gồm: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

6. Cách tính tốc độ tăng trưởng GRDP

6.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP quý, 6 tháng, 9 tháng, năm

Tốc độ tăng trưởng GRDP là tỷ lệ phần trăm tăng/giảm của GRDP của kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng GRDP được tính theo giá so sánh theo công thức sau:

Tốc độ tăng trưởng GRDP (%)

=

GRDPn1

x

100

-

100

GRDPn0

Trong đó:

GRDPn1 : GRDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm báo cáo;

GRDPn0 : GRDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.

6.2. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)

Công thức tính:

Trong đó:

Gy: Tốc độ tăng GRDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;

GRDPn: GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;

GRDP0: GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;

n : Số năm tính từ năm sau năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

Kỳ công bố tốc độ tăng trưởng GRDP: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi GRDP là gì? GRDP khác gì GDP? Cách tính tốc độ tăng trưởng GRDP như thế nào? Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan khác trong mục Hỏi đáp pháp luật mảng Pháp luật nhé.

Đánh giá bài viết
1 49
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm