Chức năng của nhà nước 2024
Quy định về chức năng của nhà nước
Ngày nay, cùng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thời đại 4.0 cùng với mệnh danh là nước nông nghiệp sản xuất lúa gạo nhất nhì thế giới. Chức năng của nhà nước ngày càng quan trọng. Vậy chức năng của nhà nước là gì, bài viết dưới đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.
1. Định nghĩa về nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước
Trước tiên, chúng ta phải hiểu nhà nước là gì? Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.
Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.
- Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước.
Ví dụ: chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát…
- Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.
Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chức năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
2. Phân loại chức năng
Ta căn cứ vào tính chất chức năng phân thành:
- Chức năng cơ bản
- Chức năng không cơ bản.
Ta căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng:
- Chức năng lâu dài
- Chức năng tạm thời
Ta căn cứ vào đối tượng của chức năng:
- Chức năng đối nội (là chức năng cơ bản)
- Chức năng đối ngoại.
3. Chức năng của nhà nước
Các chức năng của nhà nước. Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, cụ thể:
3.1 Chức năng đối nội
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế... là những chức năng đối nội của các nhà nước.
Cụ thể trong chức năng đối nội có những chức năng như sau:
- Chức năng kinh tế: Kinh tế là nền tảng để phát triển xã hội, những hoạt động liên quan đến chức năng kinh tế như thuế, mở rộng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy và hỗ trợ nền kinh tế,...
- Chức năng xã hội: Nhà nước sẽ quản lý các vấn đề của xã hội như môi trường, giáo dục, y tế, thu nhập, việc làm, phòng chống thiên tai,...
- Chức năng bảo vệ trật tự xã hội: Chức năng này được thực hiện nhằm đảm bảo mọi quy định hay ý chí của nhà nước được đảm bảo thực hiện.
- Chức năng bảo vệ con người: Đây là chức năng bảo đảm sự công bằng trong xã hội, bảo vệ những người dân, công dân của mình.
3.2. Chức năng đối ngoại
Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia khác,...
Ví dụ như Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN, Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. Hay là Việt Nam hợp tác với Nhật bản về một số lĩnh vực.
3.3. Mối quan hệ giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.
Ví dụ như việc hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, Việt Nam mở rộng cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam điều này thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, người dân có công ăn việc làm đã tác động đến chức năng đối nội.
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp... Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.
Nhà nước cũng có nhiều hình thái, cấu trúc khác nhau nên mỗi kiểu nhà nước lại có chức năng khác nhau để thực hiện những đặc điểm của nhà nước. Nhưng về cơ bản thì những chức năng đối nội, chức năng đối ngoại là cơ bản nhất của các kiểu nhà nước. Nhưng những chức năng cụ thể lại cần xem xét kiểu nhà nước cụ thể đó.
3. Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi chủ thể nào?
Như đã phân tích ở trên, chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau.
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống bộ máy nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở.
Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, ở địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng cơ quan là có sự đóng góp lớn của đội ngũ cán bộ, công chức.
4. Bản chất của nhà nước
4.1 Khái niệm bản chất nhà nước
Vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị" Những người đại diện cho triết học, sử học, chính trị, kinh tế học và chính luận tư sản đã đưa ra nhiều thứ lý luận làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp hơn. Vì nhiều lý do, các nhà lý luận tư sản không giải thích được một cách đúng đắn và khoa học vấn đề bản chất nhà nước, nên ở góc độ này hay góc độ khác đã biện hộ cho sự thống trị của giai cấp bóc lột không thừa nhận những quy luật vận động khách quan của nhà nước. Với phương pháp luận khoa học, trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của nhiều bộ môn khoa học, học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật đã giải thích được một cách đúng đắn vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước nói chung cũng như của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Xuất phát lừ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin đi đến kết luận "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được". Nghĩa là, nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác đều thể hiện dưới ba loại quyền lực là quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng. Trong đó, quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để bảo đảm cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra cho người chủ sở hữu khả năng có thể bắt những người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóc lột. Vì vậy, cần phải có nhà nước, một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị bóc lột. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể của quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị "là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác". Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch. Với ý nghĩa đó nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình. Thông qua nhà nước ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo một "trật tự” do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Làm như vậy, giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác. Công cụ chủ yếu để thực hiện sự chuyên chính giai cấp là nhà nước, một bộ máy do giai cấp thống trị tổ chức ra.
Trong các xã hội bóc lột, nền chuyên chính của các giai cấp bóc lột đều có đặc điểm chung là duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế và tư tưởng của thiểu số người bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động. Các nhà nước bóc lột đều có chung bản chất là bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột: Nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến, nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính của giai cấp tư sản. Khác với điều đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất chuyên chính vô sản, là bộ máy để củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm đa số trong xã hội, để trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối cách mạng.
Nhưng để thực hiện sự chuyên chính giai cấp không thể chỉ đơn thuần dựa vào bạo lực và cưỡng chế mà còn cần đến sự tác động về tư tưởng nữa. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc mình về mặt tư tưởng.
Như vậy, nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Ngoài việc thực hiện các chức năng trên, nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó nói lên rằng nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội.
Mặc dù mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng, nhưng các nhà nước đều có một số đặc điểm chung. Để khái quát hóa bản chất chung của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin đã đưa ra nhiều định nghĩa. Trong đó, phần lớn các định nghĩa đều xác định nhà nước là một bộ máy để thực hiện sự thống trị giai cấp, là bộ máy của quyền lực nhà nước. V.I.Lênin định nghĩa: "Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác". Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" Người giải thích rõ thêm "Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác". Những định nghĩa này V.I.Lênin một mặt đã xác định rõ bản chất và ý nghĩa xã hội của nhà nước trong xã hội có giai cấp đối kháng (nhà nước theo đúng nghĩa của nó); mặt khác, đã nêu ra những yếu tố cơ bản cấu thành khái niệm nhà nước của bất kỳ kiểu nhà nước. Theo V.I.Lênin nhà nước trước hết là một bộ máy đặc biệt tách ra khỏi xã hội để thực hiện một quyền lực mang tính cưỡng chế và xét về bản chất, nhà nước bao giờ cũng là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có một số đặc điểm chung như các kiểu nhà nước khác, nhưng với bản chất là chuyên chính vô sản nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa mà chỉ là "nửa nhà nước".
Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Từ những kết luận trên có thể đi đến định nghĩa sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
4.2. Vị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp
Để xác định vị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp trước hết cần tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung. Nhà nước và xã hội có giai cấp là hai hiện tượng có quan hệ qua lại với nhau; giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu nhà nước đồng thời nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Mặt khác, nhà nước và xã hội không đồng nhất với nhau. Khái niệm xã hội rộng hơn khái niệm nhà nước. Về mặt cơ cấu, xã hội được hình thành từ các giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà nước được cấu thành từ những chế định pháp lý và thiết chế nhà nước. Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hội giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Những biến đổi trong sự vận động và phát triển của xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước. Ngược lại nhà nước cũng có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề về nhà nước phải gắn chúng với những điều kiện cụ thể của xã hội, đồng thời cũng phải chú ý đến những quy luật phát triển riêng của nhà nước, chú ý đến vai trò của nó trong sự tác động trở lại đối với xã hội.
Nhà nước là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm của một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Sự phát triển của hạ long cơ sở quyết định sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chỉ phụ thuộc vào những biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội. Các điều kiện và yếu tố như đối sánh giai cấp mức độ gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị, các trào lưu chính trị pháp lý... đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước. Đồng thời, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.
Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngoài nhà nước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nữa trong đó đáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị. So với các tổ chức chính trị xã hội đó, nhà nước có một vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị xã hội, bởi vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tu... cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội. Sự tác động của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai cấp cầm quyền. Các chủ trương chính sách của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp. Chẳng hạn, chính sách của nhà nước tư sản luôn luôn xuất phát từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh và bảo vệ các lợi ích chung của giai cấp tư sản; chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất luôn phản ánh và bảo vệ lợi ích chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp cho nên sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quan trọng trong chính sách của nhà nước.
So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước có một số đặc điểm riêng sau đây:
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư nữa; chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính... Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương của bộ máy nhà nước.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Sở dĩ nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy của nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt, tách ra khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý; bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp. Thiếu thuế, bộ máy nhà nước không thể tồn tại được. Nhưng mặt khác, chỉ có nhà nước mới có độc quyền đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội.
Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác, đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.
5. Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức chuyển ý chí giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà nước. Có hai loại hình thức nhà nước đó là
- Hình thức chính thể
- Hình thức cấu trúc.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quyết định về chức năng, nhiệm vụ.. của kho bạc nhà nước, Nghị định quy định về trường của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm y tế huyện
Nghị quyết 110/NQ-CP 2018
Thủ tục thực hiện hoàn công công trình xây dựng
Thủ tục thành lập công ty bảo vệ
Nghị quyết 109/NQ-CP 2018
Các trường hợp thu hồi không được bồi thường về đất
Thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
Quyết định 1065/QĐ-TTg 2018
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27