Luật Biên phòng Việt Nam 2020

Tải về

Luật Biên phòng Việt Nam số: 66/2020/QH14

Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, với 94,61% ĐBQH biểu quyết tán thành, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

QUỐC HỘI
_______

Luật số: 66/2020/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

LUẬT
BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Biên phòng Việt Nam.

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

2. Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

3. Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

4. Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định,

5. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về biên phòng

1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.

2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới;

6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

3. Phảt huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giảm sát của Nhân dân.

4. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

Điều 5. Nhiệm vụ biên phòng

1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.

3. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

4. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.

5. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

6. Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.

7. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

Điều 6. Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

2. Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ.

2. Công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

3. Cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điền 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng

1. Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

2. Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

3. Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng;

4. Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật

5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhịệm vụ biên phòng.

7. Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Chương II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN VỀ BIÊN PHÒNG

Điều 9. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

1. Nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân bao gồm:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ ở khu vực biên giớỉ;

b) Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới;

c) Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;

d) Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp; xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại;

đ) Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

2. Nội dung cơ bản xây dựng thế trận biên phòng toàn dân bao gồm:

a) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới;

b) Xây dựng công trình phòng thủ liên hoàn, vững chắc; tổ chức, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;

c) Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống ở biên giới, khu vực biên giới;

d) Tổ chức Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

Điều 10. Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:

a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

c) Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

d) Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:

a) Căn cứ chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật;

c) Chủ động, linh hoạt, bí mật, kịp thời, hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;

d) Trên cùng một địa bàn, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý ban đầu, chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết

3. Nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:

a) Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng;

b) Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

c) Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới;

d) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách;

đ) Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;

e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;

g) Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực luợng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ hiên phòng.

Điều 11. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền

1. Các trường hợp được hạn chế hoặc tạm dừng bao gồm:

a) Xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; xung đột vũ trang; địch xâm nhập; hoạt động khác đe dọa đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia;

b) Xảy ra bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, truy bắt tội phạm có vũ khí;

c) Ngăn chặn thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh lan truyền qua biên giới;

d) Khi có đề nghị hoặc thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới về việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới.

2. Các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng bao gồm:

a) Trong vành đai biên giới: ra, vào vành đai biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;.

b) Trong khu vực biên giới: ra, vào khu vực biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;

c) Qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở.

3. Việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới được quy định như sau:

a) Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế họặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 12 giờ và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại;

b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 24 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhan dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh.

Trường hợp hết thời hạn 24 giờ, nếu xét thấy cần phải tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng cạc hoạt động trong khu vực biên giới, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng nhưng không quá 24 giờ và thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh;

c) Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới.

4. Việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở được quy định như sau:

a) Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 06 giờ và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; thông bảo cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại, cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 12 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới;

b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 06 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới;

c) Chủ tịch Ủy ban nhsn dân cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 24 giờ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ; thông báo cho chính quyền địa phương của nước có chung đường biên giới;

d) Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu quốc tế theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan ngoại giao của nước có chung đường biên giới.

5. Trước khi hết thời hạn hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì việc quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng được thực hiện như sau:

a) Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 06 giờ;

b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 06 giờ, tại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 12 giờ;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 24 giờ;

d) Việc gia hạn phải được báo cáo ngay và được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp trước khi ra quyết định; thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, Bộ Ngoại giao theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Trường hợp chấm dứt việc hạn chế hoặc tạm dừng trước thời hạn thì người có thẩm quyền thông báo ngay cho cơ quan có liên quan và trên phương tiện thông tin đại chúng; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương của nước có chung đường biên giới.

7. Người có thẩm quyền quy định tại Điều này căn cứ tình hình thực tế để ra quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 12. Hợp tác quốc tế về biên phòng

1. Nội dung hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm:

a) Thiết lập, phát triển quan hệ biên giới; xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị với chính quyền, nhân dân, lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới và các quốc gia khác; phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan;,

b) Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về biên phòng; thiết lập, thực thi cơ chế hợp tác biên phòng song phương, đa phương theo quy định của pháp luật;

c) Đàm phán, giải quyết các vấn đề, vụ việc về biên giới, cửa khẩu; tuần tra biên giới; kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, qua lại biên giới theo quy định của pháp luật; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;

d) Đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa Việt Nam với các nước;

đ) Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;

e) Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về biên phòng, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Hình thức hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm:

a) Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

b) Hội đàm, giao lưu hợp tác;

c) Trao đổi, chia sẻ thông tin;

d) Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương III. LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Điều 13. Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng

1. Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

2. Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng

1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

2. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên, giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

3. Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

4. Duy trì an ninh, trật tư, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

8. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

9. Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

10. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

11. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

12. Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

Điều 15. Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật

3. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật

4. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.

6. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.

7. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ ttong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 16. Phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng

1. Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Điều 17. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ va công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được nổ súng quân dụng vào tàu thuyền trên biển, sông biên giới, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ;

b) Khi biết rõ tàu thuyền chờ đối tượng phạm tội, vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;

c) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.

3. Trường hợp nổ súng quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Điều 18. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự

1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền, phương tiện vi phạm pháp luật, tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam,

2. Việc huy động quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay sau khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.

Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này, đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật

3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Bộ đội Biên phòng.

4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền, phương tiện, vi phạm pháp luật, tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động ở khu vực biên giới hỗ trợ, giúp đỡ.

Điều 19. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

1. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

a) Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

b) Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;

c) Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.

2. Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như sau:

a) Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 20. Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

1. Các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

a) Vận động quần chúng;

b) Pháp luật;

c) Ngoại giao;

d) Kinh tế;

đ) Khoa học - kỹ thuật;

e) Nghiệp vụ;

g) Vũ trang.

2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.

Điều 21. Hệ thống tổ chưc của Bộ đội Biên phòng

1. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

a) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

b) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

c) Đồn Biên phòng, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này,

Điều 22. Trang bị của Bộ đội Biên phòng

1. Bộ đội Biên phòng được trang bị phương tiện quân sự, dân sự, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng.

Điều 23. Ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu của Bộ đội Biên phòng

1. Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.

2. Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard.

3. Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 24. Trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng

1. Quân hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, phù hiệu, quân phục, lễ phục của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quy định.

2. Tàu thuyền, tàu bay, ô tô và phương tiện khác của Bộ đội Biên phòng có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệụ nhận biết riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Bộ đội Biên phòng.

Chương IV. BẢO ĐẢM BIÊN PHÒNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG

Điều 25. Bảo đảm nguồn nhân lực

1. Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới Nhà nước có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên cư dân ở khu vực biên giới.

2. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tiếng dân tộc và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, người có tài năng được ưu tiên, khuyến khích phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng.

Điều 26. Bảo đảm nguồn lực tài chính

Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 27. Chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động do Chính phủ quy định.

Chương V. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ BIÊN PHÒNG

Điều 28. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên phòng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về biên phòng bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng;

b) Tổ chức, chỉ đạo thực thi nhiệm vụ biên phòng;

c) Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng;

d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về biên phòng;

đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên phòng và có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật;

c) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương thực hiện việc xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, thực hiện Ngày biên phòng toàn dân;

d) Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới;

d) Xây dựng Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ;

e) Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thuộc quyền trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương thực hiện các nội dung sau đây:

1. Đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý về biên giới quốc gia;

2. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng; hướng dẫn lực lượng nòng cốt, chuyên trách về nghiệp vụ đối ngoại biên phòng;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia;

4. Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền vấn đề phát sinh trong hoạt động của Bộ, ngành, địa phương liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

5. Bồi dưỡng, hướng dẫn lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng giải quyết vụ việc liên quan đến biên giới và người nước ngoài.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương nơi có biên giới quốc gia thực hiện các nội dung sau đây:

a) Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới;

b) Quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương nơi có biên giới quốc gia duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực thi pháp luật và xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới.

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn lực lượng nòng cốt, chuyên trách nghiệp vụ, pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trao đổi thông tin nghiệp vụ liên quan để thực thi nhiệm vụ biên phòng.

5. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, chính quyền địa phương thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giạo, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về biên phòng.

2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về biên phòng.

3. Tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

Điều 33. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia có trách nhiệm, sau đây:

a) Quyết định chủ trương, biện pháp, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh;

b) Quyết định ngân sách bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách ở địa phương; chính sách ưu tiên bảo đảm nhà ở, đất ở và các chính sách khác cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng công tác lâu dài ở khu vực biên giới;

c) Giám sát thực hiện pháp luật về biên phòng ở địa phương.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên phòng và có trách nhiệm sau đây:

a) Lập dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách ở địa phương;

b) Tập trung và huy động các nguồn lực xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở địa phương; thực hiện Ngày biên phòng toàn dân; thực hiện chính sách hậu phương quân đội;

c) Sắp xếp, bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng; kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới;

d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, cơ quan tổ chúc liên quan tổ chức phong trào quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở biên giới;

đ) Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp nơi không có biên giới quốc gia có trách nhiệm sau đây:

a) Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương, biện pháp, ngân sách, giám sát, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng;

b) Ủy ban nhân dân các cấp tham gia, phối hợp với cơ quan; tổ chức để thực thi nhiệm vụ biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng; tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở biên giới; thực hiện Ngày biên phòng toàn dân; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Điều 34. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức có liệu quan tuyên tuyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về biên phòng; giám sát việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 như sau:

“Điều 21

1. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị, thông báo của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hóa có thể bị hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.

2. Việc hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giớỉ tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền thực hiện theo quy định của Luật Biên phòng việt Nam.

3. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Quyết định về việc hạn chế hoặc tạm dừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết”.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UĐTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành .

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Đã ký: Nguyễn Thị Kim Ngân

-------------------------------------------------------------

Luật Biên phòng Việt Nam, gồm 7 chương, 32 điều, quy định phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động biên phòng; hoạt động cơ bản về biên phòng; lực lượng BĐBP; hợp tác quốc tế và phối hợp thực thi hoạt động biên phòng; đảm bảo thực thi hoạt động biên phòng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của các cá nhân về hoạt động biên phòng.

Theo dự thảo, hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm: a) Bộ Tư lệnh Biên phòng; b) Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng; c) Đồn Biên phòng và các đơn vị tương đương. Ngày 03 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng và là Ngày Biên phòng toàn dân.

Lực lượng biên phòng có nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài nguyên, môi trường ở khu vực biên giới, cửa khẩu; thực thi pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu; kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu. Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển...

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: /2020/QH14

DỰ THẢO 5

LUẬT

BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Biên phòng Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, lực lượng nòng cốt, chuyên trách, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng, nền biên phòng toàn dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về biên phòng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Biên phòng là công cuộc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; trong đó các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

2. Thực thi nhiệm vụ biên phòng là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về biên phòng

1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng.

2. Giải quyết bất đồng, tranh chấp về biên giới bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp khác để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hệ thống chính trị các cấp, nền biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

5. Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.

6. Xây lực lượng toàn dân bảo vệ biên giới quốc gia rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách.

7. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

2. Sử dụng khu vực biên giới, cho nước ngoài hoặc các thế lực khác sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

3. Chống lại, cản trở lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.

4. Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.

5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

6. Phân biệt đối xử về giới, dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Chương II

NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG; LỰC LƯỢNG, BIỆN PHÁP THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG

Điều 5. Nhiệm vụ biên phòng

1. Quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu.

2. Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài nguyên, môi trường ở biên giới, cửa khẩu.

3. Xây dựng nền biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân ở biên giới; xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự; phòng, chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở biên giới.

4. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về biên phòng, biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

5. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

6. Sắp xếp, ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

8. Hợp tác quốc tế về biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

9. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang ở biên giới, vùng biển.

Điều 6. Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ.

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, hệ thống chính trị, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

4. Kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với củng cố, xây dựng, phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo.

Điều 7. Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Nhân dân ở khu vực biên giới.

2. Lực lượng nòng cốt bao gồm cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

3. Lực lượng chuyên trách là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

Điều 8. Nền biên phòng toàn dân

1. Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh phòng thủ biên giới, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

2. Nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân bao gồm:

a) Xây dựng hệ thống chính trị và nhân dân; lực lượng chuyên trách, lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; ưu tiên xây dựng lực lượng vũ trang hoạt động tại khu vực biên giới vững mạnh;

b) Xây dựng tiềm lực về chính trị, tinh thần, kinh tế, pháp luật, sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và khoa học công nghệ ở khu vực biên giới.

Điều 9. Biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Các biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang theo quy định pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ tại khoản 1 Điều này.

Điều 10. Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Phạm vi phối hợp

a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ chức có liên quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Nguyên tắc phối hợp

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương theo quy định pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, bí mật theo quy định pháp luật;

c) Chủ động, linh hoạt, kịp thời, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì;

d) Đối với vụ việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng: Trường hợp cơ quan, tổ chức, lực lượng phát hiện mà không có thẩm quyền giải quyết, xử lý thì phải lập biên bản và thông báo ngay và phối hợp với cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc. Trong tình huống cấp thiết, để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức, lực lượng phát hiện sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp phải chuyển giao hồ sơ, người, phương tiện, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.

3. Nội dung phối hợp

a) Đề xuất cấp có thẩm quyền chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới;

b) Quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài nguyên, môi trường ở biên giới, cửa khẩu;

c) Tổ chức thực thi pháp luật về biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân ở khu vực biên giới;

d) Xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới;

đ) Xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự ở khu vực biên giới;

e) Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới;

g) Sắp xếp, ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới;

h) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng;

i) Giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm và tăng cường năng lực của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;

k) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;

l) Thực hiện các hoạt động khác theo quy định pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết về phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Chương III

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BIÊN PHÒNG

Điều 11. Nguyên tắc hợp tác quốc tế

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; tôn trọng các nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định tại Luật này.

2. Bảo đảm đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Điều 12. Nội dung hợp tác quốc tế

1. Thiết lập, phát triển quan hệ biên giới; xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới và các quốc gia, tổ chức quốc tế.

2. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.

3. Xây dựng và thực thi các cơ chế hợp tác biên phòng song phương, đa phương.

4. Đàm phán, giải quyết các vấn đề, vụ việc về biên giới, cửa khẩu.

5. Đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa Việt Nam với các nước; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

6. Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, vùng biển.

7. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm, tăng cường năng lực của lực lượng bảo vệ biên giới, cửa khẩu.

Điều 13. Hình thức hợp tác quốc tế

1. Ký kết điều ước, thỏa thuận quốc tế về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu.

2. Thông qua các cơ chế hợp tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo điều ước quốc tế được ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.

3. Hội đàm định kỳ hoặc đột xuất, thăm xã giao, hội nghị, hội thảo, giao lưu hợp tác quốc tế liên quan đến nhiệm vụ biên phòng.

4. Trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi, chia sẻ thông tin về biên giới quốc gia.

5. Các hình thức hợp tác khác theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương IV

LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Điều 14. Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng

1. Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng chuyên trách làm nòng cốt thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự và thực thi pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu; thực hiện đối ngoại biên phòng; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột ở biên giới.

Điều 15. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương nơi có biên giới thực hiện quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, hệ thống dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu.

2. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

3. Tổ chức thực thi pháp luật về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, cửa khẩu; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định pháp luật.

5. Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, giải quyết các sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Đấu tranh, ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung đường biên giới.

6. Phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và dựa vào nhân dân xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh, huyện biên giới; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang ở khu vực biên giới.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

8. Tham gia huy động, tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, vùng biển; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục thảm họa, sự cố môi trường, dịch bệnh ở biên giới, vùng biển.

9. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nền biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân ở khu vực biên giới; sắp xếp dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới đồng bộ, gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh ở biên giới.

Điều 16. Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ, trang bị kỹ thuật để tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật ở biên giới, cửa khẩu, tác chiến trong khu vực phòng thủ, cứu hộ, cứu nạn.

2. Áp dụng các biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới theo quy định tại Điều 9, Điều 17 của Luật này; cấp thị thực và các loại giấy phép trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng; kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vì lý do đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn tính mạng của nhân dân, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Đồn trưởng đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động ở khu vực biên giới, cửa khẩu, qua lại biên giới.

4. Tiến hành hoạt động điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Trong thi hành nhiệm vụ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

6. Trong chiến đấu, truy lùng, truy đuổi người phạm tội quả tang, người đang có quyết định truy nã, người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, ngăn chặn hành vi phạm tội, tìm kiếm cứu nạn thì cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng được huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật đối với phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người sử dụng, điều khiển phương tiện.

7. Trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, đảm bảo an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật được hoạt động ngoài biên giới và địa bàn nội địa theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Trực tiếp, tham gia đàm phán, xây dựng các điều ước, thỏa thuận quốc tế và giải quyết các sự kiện về biên giới, cửa khẩu.

9. Quan hệ, phối hợp với lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới, các nước và tổ chức quốc tế khác trong quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

10. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này; quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 17. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới

1. Trong thời bình

a) Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp khi tình hình an ninh, trật tự ở khu vực biên giới ổn định, chưa có các nguy cơ, mối đe dọa đến ổn định tình hình mọi mặt ở khu vực biên giới;

b) Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng trong trường hợp khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự ở khu vực biên giới ở một số địa bàn diễn biến phức tạp; địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, hoặc thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới để trốn thoát; khi lực lượng bảo vệ biên giới nước có chung đường biên giới đề nghị; khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

2. Trong các trạng thái quốc phòng

a) Quản lý, bảo vệ biên giới trong thi hành lệnh giới nghiêm;

b) Quản lý, bảo vệ biên giới trong thi hành lệnh thiết quân luật;

c) Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;

d) Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng chiến tranh.

3. Thẩm quyền quyết định

a) Tư lệnh Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường đối với toàn bộ hoặc một số đơn vị thuộc quyền;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong thi hành lệnh giới nghiêm trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và thi hành lệnh giới nghiêm trong thi hành lệnh thiết quân luật; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh theo quy định của pháp luật về quốc phòng.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể hình thức quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên và tăng cường trong thời bình của Bộ đội Biên phòng.

Điều 18. Hệ thống tổ chức

1. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

a) Bộ Tư lệnh Biên phòng;

b) Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng;

c) Đồn Biên phòng, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội biên phòng.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 19. Trang bị của Bộ đội Biên phòng

1. Bộ đội Biên phòng được trang bị tàu thuyền, máy bay, ô tô và phương tiện khác; các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Điều 20. Ngày truyền thống; tên giao dịch quốc tế; con dấu của Bộ đội Biên phòng

1. Ngày 03 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng và là Ngày Biên phòng toàn dân.

2. Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng là Vietnam Border Guard.

3. Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 21. Trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng

1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, quân phục, lễ phục của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quy định.

2. Tàu thuyền, máy bay, ô tô và phương tiện khác của Bộ đội Biên phòng có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Khi làm nhiệm vụ tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Bộ đội Biên phòng.

Chương V

BẢO ĐẢM VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VỀ BIÊN PHÒNG

Điều 22. Bảo đảm nguồn nhân lực

Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Nhà nước có chính sách, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 23. Bảo đảm nguồn lực tài chính

Nhà nước bảo đảm ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách và pháp luật khác có liên quan; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 24. Bảo đảm tài sản

Nhà nước bảo đảm tài sản cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan; ưu tiên bảo đảm tài sản cho các cơ quan, đơn vị ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Điều 25. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới được Nhà nước ưu tiên, hỗ trợ về tài chính, đất đai theo quy định pháp luật.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng và chính sách đặc thù công tác, địa bàn hoạt động ở khu vực biên giới theo quy định pháp luật; ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao, cư dân biên giới vào lực lượng Bộ đội Biên phòng.

3. Công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tiếng dân tộc và kiến thức cần thiết khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong thực thi nhiệm vụ biên phòng, tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được khen thưởng theo quy định pháp luật về người có công; bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG

Điều 26. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên phòng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về biên phòng:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng;

b) Tổ chức, chỉ đạo thực thi nhiệm vụ biên phòng;

c) Hợp tác quốc tế thực thi nhiệm vụ biên phòng;

d) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thi hành pháp luật về thực thi nhiệm vụ biên phòng;

đ) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về nhiệm vụ biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân và “Ngày Biên phòng toàn dân”;

e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương thực hiện quản lý nhà nước về biên phòng.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

3. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng biên giới, khu vực biên giới.

4. Hướng dẫn bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương nơi có biên giới về thực thi nhiệm vụ biên phòng.

5. Xây dựng lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng thực thi nhiệm vụ biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn các lực lượng thuộc quyền trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất chủ trương, chính sách quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng; hướng dẫn lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng về nghiệp vụ đối ngoại biên phòng.

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia và thực thi nhiệm vụ biên phòng.

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các ngành, các địa phương liên quan quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng về pháp luật, nghiệp vụ đối ngoại và giải quyết vụ việc liên quan đến biên giới và người nước ngoài.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao thực thi nhiệm vụ biên phòng.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới.

3. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, chính quyền địa phương thực thi nhiệm vụ biên phòng.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về xuất nhập cảnh.

5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

6. Phối hợp xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về biên phòng.

2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về biên phòng.

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về nhiệm vụ biên phòng.

4. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực thi nhiệm vụ biên phòng.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia:

a) Quyết định chủ trương, biện pháp, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững mạnh;

b) Quyết định ngân sách bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách ở địa phương;

c) Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về biên phòng ở địa phương;

d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về biên phòng theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước về biên phòng;

b) Lập dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đảm bảo thực thi nhiệm vụ biên phòng và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách theo quy định của pháp luật;

c) Tập trung và huy động các nguồn lực xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững mạnh ở địa phương;

d) Sắp xếp, bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng; kết hợp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở biên giới;

đ) Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân tổ chức phong trào quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ở biên giới;

e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp nơi không có biên giới quốc gia:

a) Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết định chủ trương, biện pháp, ngân sách, kiểm tra, giám sát, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng;

b) Ủy ban nhân dân các cấp: Tham gia, phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thực thi nhiệm vụ biên phòng, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân ở biên giới vững mạnh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng; tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại ở biên giới; thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”.

Điều 32. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tham gia, phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; tuyên truyền, giám sát, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về biên phòng.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia, phối hợp với lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Trách nhiệm của cá nhân

Mọi cá nhân có trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; tham gia, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2021.

2. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày tháng năm 2020.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nguyễn Thị Kim Ngân

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực An ninh trật tự được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
3 4.457
Luật Biên phòng Việt Nam 2020
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm