Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính

Tải về

Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính"

Quyết định 1762/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính".

Bệnh nhân suy tim mạn tính chỉ được ăn dưới 1,2g muối NaCl/ngày

Ngày 17/4/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 1762/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính”.

Cụ thể, suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau:

Thứ nhất, suy tim trái có triệu chứng cơn hen tim và phù phổi cấp gây ra bởi sự tăng đột ngột áp lực mao mạch phổi bít (trên 25 mmHg) do suy tim trái cấp. Bệnh nhân khó thở dữ dội, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran ẩm dâng lên nhanh chóng từ hai đáy phổi. Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái do giãn thất trái. Huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.

Thứ hai, suy tim phải có triệu chứng gan to, lúc đầu gan to căng do ứ nước, khi điều trị thuốc lợi tiểu thì gan nhỏ đi (gan đàn xếp), về sau gan trở nên xơ cứng và không còn dấu hiệu “đàn xếp” nữa. Tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, màng bụng...).

Cần lưu ý, bệnh nhân suy tim mạn tính chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá, cà phê...; Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì; Tránh các xúc cảm mạnh (stress); Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide, flecainide...

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Y tế sức khỏe được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

BỘ Y TẾ
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY TIM MẠN TÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1762/QĐ-BYT
Ngày 17 tháng 04 năm 2020)
Hà Nội, 2020
1
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
Chủ biên: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
Đồng chủ biên:
- PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
- GS.TS. Nguyễn Lân Việt
Ban biên soạn:
ThS.BS. Đỗ Thuý Cẩn;
GS.TS. Nguyễn Đức Công;
ThS. BS. Phan Tuấn Đạt;
TS. BS. Trần Song Giang;
BSCKII. Nguyễn Thanh Hiền;
ThS. BS. Trần Bá Hiếu.
PGS.TS. Châu Ngọc Hoa;
TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hoài;
TS. BS. Dương Đức Hùng;
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
TS. BS. Phạm Như Hùng;
PGS.TS. Trần Văn Huy;
PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương;
GS.TS. Đỗ Doãn Lợi;
GS.TS. Hunh Văn Minh;
TS.BS. Phan Đình Phong;
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang;
PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn;
TS. BS. Phạm Trường Sơn;
GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn;
PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh;
Thư ký biên soạn
TS.BS. Phan Đình Phong;
ThS. Trương Lê Vân Ngọc
Đánh giá bài viết
1 101
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính
Chọn file tải về :

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm