Nghị định số 94/2010/NĐ-CP

Tải về

Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

CHÍNH PHỦ

---------------
Số: 94/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình,
cai nghiện ma túy tại cộng đồng

___________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng (sau đây gọi tắt là cai nghiện tại gia đình, cộng đồng) và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

2. Nghị định này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, người nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cộng đồng là một đơn vị dân cư được xác định theo phạm vi đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Xác định nghiện ma túy là các hoạt động chuyên môn về y tế do cơ quan y tế có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường.

4. Quy trình cai nghiện ma túy là tổng hợp các phương pháp, biện pháp được thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng thống nhất trong các hình thức cai nghiện ma túy nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhân cách, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy.

Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên.

2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

1. Nhà nước khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện; tổ chức, hỗ trợ cho công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm tham gia, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Điều 5. Tổ công tác cai nghiện ma túy

1. Tổ công tác cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về thành lập, giải thể, xây dựng quy chế làm việc của Tổ công tác.

3. Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng. Các thành viên gồm: cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế cấp xã; đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận; người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.

Căn cứ vào số lượng người nghiện ma túy, tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng thành viên Tổ công tác và chỉ định Thường trực Tổ công tác theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tổ trưởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan mà họ là thành viên để phân công công việc cho phù hợp.

5. Thành viên Tổ công tác được hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí khi tham gia công tác quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện ma túy.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về mức chi hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Tổ công tác khi tham gia công tác quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện ma túy.

6. Nhiệm vụ của Tổ công tác:

a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận khai báo và đăng ký cai nghiện; xây dựng kế hoạch cai nghiện; lập hồ sơ, tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

b) Phối hợp với Tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú xem xét, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện ma túy để lập kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp.

c) Hướng dẫn người nghiện ma túy và gia đình hoặc người giám hộ thực hiện kế hoạch cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của người cai nghiện.

d) Hướng dẫn gia đình có người nghiện ma túy hoặc người giám hộ theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để thay đổi hành vi, nhân cách và nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng.

đ) Tư vấn giúp đỡ người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện; tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, sức khoẻ, khả năng học tập và lao động sản xuất.

Đánh giá bài viết
1 1.179
Nghị định số 94/2010/NĐ-CP
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm