Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Tải về

Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2020 như thế nào? Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là ai? Tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm là bao nhiêu? Thời hạn đóng bảo hiểm là khi nào?.... là những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

+ Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.
  • Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.965.870

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.404.120

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.853.605

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.449.145

3.514.843

+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Mức đóng BHXH năm 2020 tăng tới 176.000 đồng/tháng

Trên cơ sở cách tính mức đóng BHXH nêu trên, có thể xác định mức đóng BHXH năm 2020 và mức tăng so với năm 2019 như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Năm 2019

Năm 2020

Mức tăng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

334.400

353.600

19.200

Vùng II

296.800

313.600

16.800

Vùng III

260.000

274.400

14.400

Vùng IV

233.600

245.600

12.000

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

357.808

378.352

20.544

Vùng II

317.576

335.552

17.976

Vùng III

278.200

293.608

15.408

Vùng IV

249.952

262.792

12.840

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

375.698,4

397.269,6

21.571,2

Vùng II

333.454,8

352.329,6

18.874,8

Vùng III

292.110

308.288,4

16.178,4

Vùng IV

262.449,6

275.931,6

13.482

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

382.854,6

404.836,6

21.982

Vùng II

339.806,3

359.040,6

19.234,3

Vùng III

297.674

314.160,6

16.486,6

Vùng IV

267.448,6

281.187,4

13.738,8

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Đơn vị tính: đồng/tháng

Năm 2019

Năm 2020

Mức tăng

Từ 01/01

Từ 01/7

Từ 01/01

Từ 01/7

2.384.000

2.384.000

2.560.000

0

176.000


Tóm lại, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020. Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều.

Người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải biết được thông tin này để điều chỉnh mức đóng BHXH năm 2020 cho phù hợp với quy định nêu trên.

3. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN qua các năm

Năm

Người sử dụng lao động (%)

Người lao động (%)

Tổng cộng (%)

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

BHXH

BHYT

BHTN

Từ 01/01/2007-31/12/2008

15

2

0

0

5

1

0

23

Từ 01/01/2009-31/12/2009

15

2

1

0

5

1

1

25

Từ 01/01/2010-31/12/2011

16

3

1

0

6

1,5

1

28,5

Từ 01/01/2012-31/12/2013

17

3

1

0

7

1,5

1

30,5

Từ 01/2014 đến 05/2017

18

3

1

0

8

1,5

1

32,5

Từ 06/2017 đến nay

17

3

1

0.5

8

1.5

1

32

4. Mức đóng BHXH năm 2019

I. Các văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành:

Tên Văn BảnNgày ban hànhNgày hiệu lựcNội dung nổi bật
Luật số 58/2014/QH1320/11/201401/01/2016Quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH
29/12/201515/02/2016- Các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất): về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (điều 30)
Nghị định
44/2017/NĐ-CP

14/04/2017

01/06/2017Quy định mức đóng hàng tháng và phương thức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quyết định 595/QĐ-BHXH14/04/201701/07/2017Ban hành quy trình thu (thủ tục tham gia, điều chỉnh tăng/giảm, truy thu) BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Quy định về mức đóng, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm
Quyết định
888/QĐ-BHXH
16/07/201801/07/2018Sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH (Thay Mẫu TK1-TS)
Nghị định
143/2018/NĐ-CP
15/10/201801/12/2018Quy định chi tiết về đối tượng và mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

II. Bảng tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm mới nhất năm 2019 như sau:

Trách nhiệm đóng của các đối tượngTỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc
BHXHBHYTBHTNTổng cộng
Doanh nghiệp đóng17,5%3%1%21,5%
Người lao động đóng8%1,5%1%10,5%
TỔNG32%

(Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH X Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm)

Trong đó: Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH: Các bạn vui lòng xem chi tiết tại mục III (phía dưới) (Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Vậy là: Tính đến thời điểm hiện tại thì tỷ lệ đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của năm 2019 không có gì thay đổi so với năm 2018.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Ghi chú: Khoản kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn:

Ngoài các khoản trích về bảo hiểm bắt buộc nêu trên doanh nghiệp còn phải đóng thêm kinh phí công đoàn cho Liên Đoàn Lao Động Quận/Huyện.

Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP). 2% kinh phí công đoàn này, doanh nghiệp phải đóng tất, người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn.

Nhưng nếu người lao động tham gia công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí. Chi tiết về mức đóng và phương thức đóng các bạn xem tại đây: Đoàn phí công đoàn và Kinh phí công đoàn năm 2019

III. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2019: Được hướng dẫn tại điều 6 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH

1. Đối với khối hành chính sự nghiệp: Tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương).

2. Đối với khối doanh nghiệp: Tiền lương do đơn vị quyết định

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH):

2.2 Mức Lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2.2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

* Các khoản phụ cấp phải cộng vào để tham gia bảo hiểm bắt buộc: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

2.3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động

* Các khoản không phải đóng bảo hiểm bắt buộc:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Phụ cấp chuyên cần không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Theo Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc

2.4. Ví dụ về cách xác định mức tiền đóng BH và cách thực hiện trích nộp.

Thông tin về người lao động:

Nhân Viên
(Ký HĐLĐ thời hạn 36 tháng)
Các khoản thỏa thuận trên hợp đồng lao động (Tính trên 1 tháng)Tham gia tổ chức công đoàn
Lương chínhPhụ cấp
Chức VụTrách nhiệmĂnĐiện thoạiXăng xeNhà ở
Huỳnh Hiểu Minh6.000.0002.000.0000850.000500.000400.0001.000.000
Phạm Băng Băng4.500.00001.000.000730.000300.000300.0000Không

Xác định các khoản phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Nhân viênCác Khoản Phải Tham Gia BHXH bắt buộcCác Khoản Không Phải Tham Gia BHXH bắt buộc
Lương ChínhP/C Chức vụP/C Trách NhiệmTổng CộngĂnĐiện ThoạiXăng XeNhà Ở
Huỳnh Hiểu Minh6.000.0002.000.00008.000.000850.000500.000400.0001.000.000
Phạm Băng Băng4.500.00001.000.0005.500.000730.000300.000300.0000

Thực hiện trích nộp bảo hiểm, KPCĐ, ĐPCĐ:

Nhân viênLương tham gia bảo hiểmBảo hiểmCông đoàn
Trích BH trừ vào lương nhân viênTrích BH tính vào chi phí của DNKinh Phí
Công Đoàn
Đoàn Phí
Công Đoàn
BHXH
(8%)
BHYT
(1,5%)
BHTN
(1%)
BHXH
(17,5%)
BHYT
(3%)
BHTN
(1%)
DN đóng
(2%)
NLĐ đóng
(1%)
Huỳnh Hiểu Minh8.000.000640.000120.00080.0001.400.000240.00080.000160.00080.000
Phạm Băng Băng5.500.000440.00082.500055.000962.500165.00055.000110.0000

Cách tính: Mức trích từng khoản (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ĐPCĐ) = Mức lương tham gia BHXH X Tỷ lệ trích

Sau đây, HoaTieu.vn sẽ đưa ra các điểm mà kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH năm 2019:

1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2019 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019

+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP như sau:

VÙNG Mức lương tối thiểu vùng năm 2019
(áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019)
So sánh với mức lương
tối thiểu vùng năm 2018
Vùng 14.180.000 đồng/thángTăng 200.000 đồng/tháng
Vùng 23.710.000 đồng/thángTăng 180.000 đồng/tháng
Vùng 33.250.000 đồng/thángTăng 160.000 đồng/tháng
Vùng 42.920.000 đồng/thángTăng 160.000 đồng/tháng

+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Minh đã qua đào tạo trung cấp, làm việc trong môi trường bình thường, bà làm việc tại Thanh Xuân - Hà Nội.

Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội thuộc vùng 1, do đó mức lương thấp nhất mà bà nhận được năm 2019.

Mức Lương để tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHYT, BHYT, BHTN) thấp nhất theo mức lương tối thiểu vùng mới năm 2019 là: 4.180.000 + (7% x 4.180.000) = 4.472.600 đồng/tháng

Tổng kết:

Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019

Doanh nghiệp Thuộc VùngMức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc
(BHXH, BHYT, BHTN)

Đối với lao động chưa qua học nghề
(làm công việc giản đơn nhất)

Đối với lao động đã qua học nghề
(Phải cộng thêm 7%)

Vùng 14.180.0004.472.600
Vùng 23.710.0003.969.700
Vùng 33.250.0003.477.500
Vùng 42.920.0003.124.400

2. Hình ảnh minh họa các khoản phải đóng bảo hiểm và tỷ lệ trích nộp bảo hiểm từ ngày 01/01/2019:

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

3. Mức lương cao nhất để tham gia từng loại bảo hiểm:

Loại Bảo HiểmQuy địn mứcÁp dụng từ ngày 1/1/2019Áp dụng từ ngày 1/7/2019
Bảo Hiểm Xã Hội
và Bảo Hiểm Y Tế
Không được
cao hơn 20 lần
mức lương
tối thiểu chung.
= 20 * 1.390.00 = 27.800.000= 20 * 1.490.00 = 29.800.000
Bảo Hiểm Thất NghiệpKhông được
cao hơn 20 lần
mức lương
tối thiểu vùng.
= 20 * "Mức lương tối thiểu của từng vùng"

* Thông tin về mức lương tối thiểu chung:

IV. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:

1. Phải tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN:

* Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

Lưu ý: Các đối tượng ký hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng chỉ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Không phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (Theo thông báo số 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội - Hướng dẫn về đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2018)

3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

9. Người lao động tại các mục 1,2,3,4,5,6 nêu trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Chi tiết xem tại đây: Mức đóng BHXH cho người nước ngoài mới nhất

Lưu ý: Với người lao động giao kết nhiều HĐLĐ.

a) Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

b) Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

- Thời hạn và thủ tục tham gia xem chi tiết tại đây: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

V. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 87 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể như sau:

1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: Tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ. (Theo Khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 7 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

VI. Một vài các lưu ý mà các bạn cần quan tâm khi đóng bảo hiểm:

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

2. Các trường hợp không phải đóng BHXH:

  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
  • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

3. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

- Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

(Theo điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH)

5. Trốn đóng BHXH bị phạt bảy năm tù

Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ sáu tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù 2-7 năm.

- Các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/8/2013 sửa đổi tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Xem chi tiết tại đây: Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội

Đây là quyền lợi của người lao động HoaTieu.vn mong các doanh nghiệp thực hiện tham gia bảo hiểm đầy đủ.

Đánh giá bài viết
5 43.628
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm