Những trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc 2024

Tải về

Giáo viên bị kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào? Các hình thức kỷ luật đối với viên chức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm được các trường hợp kỷ luật buộc thôi việc giáo viên.

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức hiện hành, giáo viên nếu vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình giảng dạy thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức hoặc Buộc thôi việc.

Trong đó, việc kỷ luật buộc thôi việc đối với giáo viên được nêu chi tiết trong Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP:

Quy định xử lý thôi việc giáo viên
Quy định xử lý thôi việc giáo viên

1. Các trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc

Tùy theo mức độ vi phạm và vị trí đang đảm nhiệm mà viên chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức hoặc Buộc thôi việc.

Trong đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.

- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.

- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Như vậy, nếu giáo viên vi phạm một trong 06 trường hợp nêu trên thì căn cứ vào tình hình và mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

2. Bị buộc thôi việc, giáo viên không được hưởng trợ cấp?

Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, giáo viên được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, khi bị buộc thôi việc thì các chế độ này của giáo viên được quy định thế nào?

Trợ cấp thôi việc

Điều 45 Luật Viên chức nêu rõ, viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu bị buộc thôi việc. Do đó, giáo viên khi bị buộc thôi việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp mất việc làm

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động, người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động sẽ được trả trợ cấp mất việc làm khi:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ khiến không thể giải quyết việc làm mới;

- Vì lý do kinh tế không thể giải quyết việc làm cho người lao động;

- Do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp…

Như vậy, giáo viên bị buộc phải thôi việc không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, nếu giáo viên đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện:

- Chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động trừ khi đơn phương chấm dứt, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng…

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ngoại trừ thực hiện nghĩa vụ công an, quân sự; bị tạm giam; ra nước ngoài định cư; chết…

Do đó, giáo viên bị buộc phải thôi việc vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Trên đây là 06 trường hợp nếu vi phạm giáo viên sẽ bị buộc thôi việc. Lúc này, giáo viên sẽ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu đủ điều kiện) và không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Giáo viên đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Giáo viên xin nghỉ việc được hưởng chế độ gì?

Theo lộ trình tăng tuổi hưu từ năm 2022, lao động nam tuổi hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng, lao động nữ 55 tuổi 8 tháng đến năm 2028 trở đi tuổi nghỉ hưu nam là 62 tuổi, đến năm 2035 trở đi tuổi nghỉ hưu nữ là 60 tuổi.

Tuy nhiên, một số giáo viên chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng do nguyện vọng cá nhân hoặc sức khỏe suy giảm đã xin nghỉ việc trước tuổi. Vậy họ sẽ được hưởng những quyền lợi, trợ cấp nào theo quy định của Luật lao động hiện hành?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. "

Tiếp đó, tại khoản 9 Điều 34 Luật Lao động 2019 có quy định: “9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.”

Trường hợp của giáo viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010, khoản 9 Điều 34 Luật Lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định.

Như vậy, nếu giáo viên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định tại Luật lao động 2019 và Luật viên chức 2010 thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trong trường hợp đơn vị nào không chi trả trợ cấp thôi việc thì giáo viên có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác mục Hỏi đáp pháp luật như:

Đánh giá bài viết
7 19.943
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm