Chế độ dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật năm 2024

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật có được hưởng phụ cấp, chế độ như giáo viên thông thường không? Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc mức phụ cấp chi tiết cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật năm 2024.

1. Điều kiện để Giáo viên được hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật

Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

Lớp học hòa nhập là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

Theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập.

Sau khi thành lập hội đồng, nếu hội đủ điều kiện thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy chứng nhận khuyết tật theo mẫu.

Giấy chứng nhận khuyết tật là căn cứ để học sinh được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật, cũng như căn cứ để chi trả phụ cấp trách nhiệm dành cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập.

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là:

1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

=> Như vậy, theo các quy định trên, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Tuy nhiên không phải có học sinh khuyết tật trong lớp là giáo viên được hưởng phụ cấp, muốn được hưởng phụ cấp nhà trường, giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Học sinh khuyết tật phải được cấp giấy chứng nhận khuyết tật của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc tương đương.
  • Đầu năm học, các trường học cần phải lập và gửi danh sách học sinh khuyết tật về cơ quan quản lý thuộc UBND cấp huyện, sở hoặc phòng giáo dục để phê duyệt danh sách lớp có học sinh khuyết tật hòa nhập.
  • Nhà trường phải có kế hoạch chi tiết cụ thể về thực hiện hoạt động can thiệp, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật, trình phòng/sở giáo dục.
  • Giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng phải có giáo án, kế hoạch cá nhân để giảng dạy trẻ khuyết tật.

2. Mức phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật mới nhất 2024

Theo Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên chuyên trách và giáo viên không chuyên trách dạy người khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau:

2.1. Mức phụ cấp của giáo viên chuyên trách dạy học sinh khuyết tật

Mức phụ cấp với giáo viên chuyên trách dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật

  • Phụ cấp trách nhiệm = 0.3 x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Ví dụ 1: Cô giáo A là GVCN, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm cô giáo A được hưởng hàng tháng như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.800.000 đồng = 540.000 đồng/tháng

Ví dụ 2: Thầy giáo B tại giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật  hiện có hệ số lương là 4,68; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Vậy phụ cấp ưu đãi mà thầy B được nhận hàng tháng là:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (70% x 4,68 x 1800.000) + 0,45 x 1.800.000 = 6.706.800 đồng

Mức phụ cấp với giáo viên chuyên trách dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng

  • Phụ cấp trách nhiệm = 0.2 x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi theo các mức sau:

+ Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Ví dụ 3: Cô giáo Y giảng dạy trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập có 25% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 45%. Hệ số lương hiện hưởng là 3,33. Vậy tiền phụ cấp ưu đãi cô giáo Y nhận hàng tháng như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,33 x 1.800.000 đồng x 45% = 2.697.300 đồng.

2.2. Mức phụ cấp của giáo viên không chuyên trách dạy học sinh khuyết tật

Mức phụ cấp với giáo viên không chuyên trách dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật

  • Phụ cấp trách nhiệm = 0.3 x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi = 40% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Mức phụ cấp với giáo viên không chuyên trách dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng

  • Phụ cấp trách nhiệm = 0.2 x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi theo các mức sau:

+ Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

+ Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

2.3. Các chế độ khác cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật

Ngoài ra, giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập cộng đồng còn được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, cụ thể bao gồm:

1. Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.

2. Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.

3. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.

4. Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Cách tính mức phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật năm 2024. Mời các bạn đón đọc các nội dung khác tại mục Hỏi đáp pháp luật 

Đánh giá bài viết
7 20.830
0 Bình luận
Sắp xếp theo