Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn 2024?
Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Xã hội ngày càng hiện đại, quan điểm tư duy về hôn nhân của mỗi người lại khác nhau, việc nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nam nữ tuy không chung sống với nhau, không đăng ký kết hôn nhưng có con chung rất nhiều. Thực trạng nay mang đến rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi xác lập quan hệ cha mẹ con cũng như phân định quyền nuôi con.
1. Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?
Con cái sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, cha mẹ sinh con ra đều phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái.
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Đối với trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình. Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con"
Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Không đăng ký kết hôn, cả cha và mẹ đều có quyền nuôi con dựa trên sự thỏa thuận với nhau, trừ một số trường hợp đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho người mẹ nuôi.
Một số trường hợp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
- Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi, điều này được áp dụng theo quy định Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Lưu ý đối với trường hợp này các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con để tòa án có căn cứ giải quyết.
- Đối với trường hợp con trên 7 tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay mẹ.
2. Trường hợp nào mẹ không được nuôi con
Trong mối quan hệ nuôi dưỡng con cái, người mẹ luôn được ưu tiên hơn bởi bản năng làm mẹ có sự chăm sóc và nuôi dưỡng con cái tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người mẹ cũng có quyền nuôi con, pháp luật quy định việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014. Cụ thể như sau:
Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Pháp luật xem xét các trường hợp trên để thấy rằng con cái sẽ không được nuôi dưỡng, phát triển tốt khi sống trong môi trường đó, thậm chí còn hạn chế cũng như xâm hại đến quyền trẻ em.
Do vậy, trong trường hợp người mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con; có hành vi phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy hay hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào mức độ phạm tội cũng như hành vi của người mẹ thì pháp luật sẽ hạn chế một phần hoặc hạn chế toàn quyền nuôi con của người mẹ.
3. Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hộ tịch, khi khai sinh cho trẻ em, họ tên của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ. Việc cha mẹ không đăng ký kết hôn không ảnh hưởng gì đến họ của con, người mẹ có thể khai họ của con theo bất cứ họ nào của Việt Nam.
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử:
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
4. Không đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
Theo quy định của pháp luật, tất cả trẻ em khi sinh ra đều được đăng ký khai sinh cho dù con được sinh ra trong hay ngoài giá thú. Việc bố mẹ không đăng ký kết hôn hoặc người mẹ sinh con ra không có đăng ký kết hôn với người cha đều được đăng ký khai sinh cho con. Tuy nhiên trong giấy đăng ký khai sinh chỉ khi tên người cha nếu trước khi đăng ký khai sinh bạn sẽ phải làm thủ tục nhận cha, con.
Khi đi đăng ký khai sinh cho con, cần xuất trình các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp)
Hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
5. Luật hôn nhân và gia đình 2022
Trong Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn bảo vệ quyền nuôi con và quyền được khai sinh của con.
Bên cạnh Luật hôn nhân gia đình 2014 còn có quy định thêm ở 1 số Thông tư nghị định liên quan các mức phạt hành vi không đúng mực như là: Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình ....
6. Tình huống thực tế
Hỏi: Bạn tôi cưới vợ người Trung Quốc được 5 năm có một con nhưng không đăng kí kết hôn. Nay muốn ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?
Đáp:
Như đã nêu ở mục 1, trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì quyền nuôi con được pháp luật điều chỉnh trong Luật hôn nhân gia đình 2014.
Phân chia quyền nuôi con sẽ do cha mẹ thỏa thuận, nếu người cha có đủ điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần tốt hơn người mẹ, hai bên thấy rằng việc để con cho người bố nuôi sẽ tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con thì có thể thỏa thuận quyền nuôi con thuộc về người bố.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định riêng về trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ ưu tiên cho người mẹ. Hai bạn nên thỏa thuận với nhau và đi đến quyết định tốt nhất cho con cái, dù con có ở cùng cha hay mẹ thì cả cha và mẹ đều có quyền được chăm sóc con cái.
Như vậy, người con sinh ra khi cha mẹ không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích của con. Cha mẹ có hoàn toàn quyền và nghĩa vụ đối với con, việc phân chia quyền nuôi con sau khi cha mẹ không còn sống chung với nhau nữa sẽ dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ. Nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên cho người mẹ nuôi, con trên 7 tuổi sẽ phải tham khảo ý kiến của người con mong muốn ở cùng cha hay mẹ trước khi đưa đến quyết định tốt nhất cho con.
Trên đây là ý kiến chung nhất của Hoatieu.vn về Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn 2024? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Dân sự thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27