Tổng hợp thẩm quyền xử phạt giao thông của các lực lượng công an

Thẩm quyền xử phạt giao thông của các lực lượng công an

Hiện có rất nhiều lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Vậy theo quy định các lực lượng này có thẩm quyền được phép xử phạt vi phạm giao thông không. HoaTieu.vn mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Hiện nay, không nhiều người nắm được các quy định về thẩm quyền xử phạt lỗi giao thông. Sau đây HoaTieu.vn sẽ liệt các lỗi vi phạm tương ứng với thẩm quyền xử phạt của lực lượng công an/cảnh sát theo quy định.

Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ thẩm quyền xử phạt của CSGT, cảnh sát cơ động, công an xã/phường.....

Lực lượng Cảnh sát/Công an

Lưu ý

Thẩm quyền xử lý vi phạm

Cảnh sát giao thông

Vi phạm giao thông đường bộ và hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

  • Được quyền xử lý tất cả các hành vi vi phạm trong giao thông đường bộ của người than gia giao thông và phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
  • Ngoài ra CSGT còn có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi sau:
  • Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ;
  • Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu;
  • Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;
  • Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường;
  • Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà, lều quán xây dựng trái phép hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây cản trở cho việc giải phóng mặt bằng để xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo vệ công trình đường bộ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường bộ;
  • Tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ;
  • Tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép;
  • Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;
  • Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ;
  • Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;
  • Nổ mìn hoặc khai thác đất, cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái phép làm ảnh hưởng đến công trình đường bộ;
  • Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.

Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113, Cảnh sát cơ động

(Các lỗi về đỗ xe đều trừ trường hợp khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định, lỗi đi ngược chiều, lỗi bấm còi ngoại trừ trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ)

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự.

  • Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định (trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe và hành vi Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc).
  • Bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng.
  • Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.
  • Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường.
  • Đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
  • Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
  • Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt.
  • Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
  • Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe.
  • Đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  • Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
  • Dừng xe, đỗ xe tại vị trí:

+ Bên trái đường một chiều;

+ Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất;

+ Trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

+ Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau;

+ Điểm dừng đón, trả khách của xe buýt;

+ Trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào;

+ Nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.

  • Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
  • Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt.
  • Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
  • Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.
  • Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
  • Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  • Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
  • Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
  • Đi vào đường cấm, khu vực cấm.
  • Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
  • Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
  • Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
  • Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  • Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
  • Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
  • Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Đánh giá bài viết
3 7.261
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo