Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Nghị định 130/2006/NĐ-CP - Qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 41/2014/TTLT-BYT-BTC

CHÍNH PHỦCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 130/2006/NĐ-CPHà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH
Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoạt động tại Việt Nam, kể từ khi có nguy hiểm cháy, nổ.

2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 4. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của Nghị định này là những doanh nghiệp có giấy phép thành lập và hoạt động - kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính cấp.

Chương 2:

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC

Điều 5. Đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Xây dựng quy định và hướng dẫn cụ thể những trường hợp phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có đặc thù riêng là nhà ở tập thể, nhà chung cư.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung hoặc loại bỏ khỏi danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền.

Điều 7. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu

Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận.

Điều 8. Thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Nghĩa vụ tham gia chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được thể hiện thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Điều 9. Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cháy, nổ.

2. Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải có những nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

d) Giá trị tài sản được bảo hiểm cháy, nổ;

đ) Quy tắc, biểu phí bảo hiểm được áp dụng;

e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

g) Thời hạn bảo hiểm;

h) Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm;

i) Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần;

k) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

l) Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm;

m) Các quy định giải quyết tranh chấp;

n) Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;

o) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

3. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.

Đánh giá bài viết
1 3.523
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo