Thông tư 06/2022/TT-BCA quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
Thông tư số 06 2022 BCA về cứu nạn cứu hộ
- Thông tư 06/2022/TT-BCA
- Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Điều 5. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 6. Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 7. Kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Điều 8. Cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 9. Cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 10. Cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
- Điều 11. Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt
- Điều 12. Phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở
- Điều 13. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
- Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản
- Điều 15. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp có lập biên bản
- Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ngày 17/1 năm 2022 Bộ Công an đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCA về việc quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.
Theo đó, Thông tư quy định về quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do sĩ quan, hạ sĩ quan Công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) thực hiện trong Công an nhân dân.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực An ninh trật tự được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư số 06 2022 BCa, mời các bạn cùng theo dõi.
Thông tư 06/2022/TT-BCA
BỘ CÔNG AN Số: 06/2022/TT-BCA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2022 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
____________
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do sĩ quan, hạ sĩ quan Công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) thực hiện trong Công an nhân dân, bao gồm: Thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt; phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở; phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Tuân thủ quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể, bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Thời gian giao, nhận hồ sơ
Thời gian giao, nhận hồ sơ xử lý trong nội bộ lực lượng Công an quy định tại Thông tư này được thực hiện giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ và đơn vị, bộ phận có chức năng giải quyết hồ sơ, cụ thể:
1. Việc giao, nhận hồ sơ phải được thực hiện ngay trong giờ làm việc theo quy định. Trường hợp hồ sơ được gửi vào cuối giờ làm việc thì việc giao, nhận phải được thực hiện vào đầu giờ sáng ngày làm việc liền kề tiếp theo.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) quyết định cụ thể khung giờ giao, nhận hồ sơ của các đơn vị trực tiếp quản lý theo cơ cấu tổ chức.
Điều 4. Phụ lục và phiếu sử dụng trong quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục và phiếu sử dụng trong quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân:
1. Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.
2. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Về hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ) ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, bộ phận được phân công thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ thực hiện bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các bước sau:
a) Dự thảo nội dung góp ý, nội dung thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
Trường hợp cần lấy ý kiến về phòng cháy và chữa cháy của chuyên gia, cơ quan, tổ chức đối với hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có các hệ thống kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp: Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đề xuất người có thẩm quyền trực tiếp quản lý xem xét, quyết định;
b) Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình hoặc văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC07 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC09 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo, đề xuất lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký) ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được duyệt, ký: Thực hiện đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC08 quy định tại điểm d khoản 11 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bảo đảm nguyên tắc:
Chỉ đóng dấu đã thẩm duyệt vào bản thuyết minh, bản vẽ thể hiện các nội dung đã được thẩm duyệt theo đúng ký hiệu của bản vẽ được xác định tại Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Ghi đầy đủ thông tin tại dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên bản vẽ, bao gồm số, ngày phát hành của Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bàn giao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) hoặc văn bản trả lời kèm theo hồ sơ đã nộp trước đó và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Đối với tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” do chủ đầu tư nộp lại thì đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lưu trữ để phục vụ khai thác khi kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 6. Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Về hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là Thông tư số 01/2018/TT-VPCP) và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, bộ phận được phân công thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra, dự thảo kế hoạch kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, dự thảo văn bản thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện và các đơn vị có liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới và cơ quan, đơn vị có liên quan;
b) Khi thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, cán bộ, chiến sĩ thực hiện các công việc:
Giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, thông báo nội dung, kế hoạch kiểm tra liên quan đến công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy và chữa cháy;
Tiến hành kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thông qua nội dung kiểm tra theo Mẫu số PC10 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
c) Căn cứ biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC12 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e mục 2 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 2 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu văn bản theo quy định;
đ) Bàn giao hồ sơ nghiệm thu và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 7. Kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Kiểm tra thành phần hồ sơ, tính pháp lý và sự phù hợp của các tài liệu có trong hồ sơ theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Kiểm tra, đối chiếu nội dung biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kết quả thử nghiệm và các tài liệu có trong hồ sơ với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu hồ sơ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC29 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, văn bản thông báo phí in tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Tổ chức lấy mẫu kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và ghi thông tin vào Mẫu số PC28 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Dự thảo văn bản thông báo phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký;
Tiến hành thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Trường hợp kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu: Dự thảo và ghi thông tin vào Mẫu số PC25 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d, g, h, i, k và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu văn bản theo quy định;
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy kèm theo tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Thực hiện đăng ký số tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và ghi đầy đủ vào Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; dự thảo văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy về thời gian tổ chức dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Bàn giao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả;
Phối hợp với cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và đơn vị chức năng có liên quan tổ chức dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 8. Cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khoản 5 và khoản 6 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp mới Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện; trong kế hoạch nêu rõ thời gian, địa điểm, giảng viên, đối tượng, nội dung huấn luyện, điều kiện sân bãi, phương tiện đáp ứng yêu cầu về lý thuyết, thực hành và trình lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt; tổ chức huấn luyện tại địa điểm đã thống nhất theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi kết thúc huấn luyện;
Trường hợp cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy tổ chức huấn luyện, đề nghị cơ quan Công an kiểm tra và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Thống nhất với cơ sở đề nghị về thời gian, địa điểm và việc kiểm tra, đánh giá kết quả;
b) Đối với việc cấp mới Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ: Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện; trong kế hoạch nêu rõ thời gian, địa điểm, giảng viên, đối tượng, nội dung huấn luyện, điều kiện sân bãi, phương tiện đáp ứng yêu cầu về lý thuyết, thực hành và trình lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt; tổ chức huấn luyện tại địa điểm đã thống nhất theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi kết thúc huấn luyện;
c) Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp mới Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện; trong kế hoạch nêu rõ thời gian, địa điểm, giảng viên, đối tượng, nội dung huấn luyện, điều kiện sân bãi, phương tiện đáp ứng yêu cầu về lý thuyết, thực hành và trình lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt; tổ chức huấn luyện tại địa điểm đã thống nhất theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi kết thúc huấn luyện;
Trường hợp cơ sở tự tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Đối với việc đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Đối chiếu thông tin của người được đề nghị đổi, cấp lại trong đơn đề nghị với hồ sơ cấp Chứng nhận huấn luyện đã được cấp trước đó;
đ) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả, đối chiếu hồ sơ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản cấp, dự thảo Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với nội dung đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP cho cá nhân, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và điểm h mục 4 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, e, g và điểm h mục 4 danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sau khi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ và văn bản cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
g) Bàn giao Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ và văn bản cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 9. Cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 44 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thực hiện các bước:
a) Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC32 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e mục 5 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 5 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Bàn giao Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 10. Cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khoản 10 Điều 45 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận với nội dung quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thực hiện các bước:
a) Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC34 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e mục 6 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 6 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Bàn giao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 11. Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Kiểm tra thành phần hồ sơ, nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây viết gọn là Nghị định số 42/2020/NĐ-CP) và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường sắt theo quy định tại khoản tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra (nếu có), dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký và gửi cho đơn vị đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ. Trường hợp ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển thì trong dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra phải thể hiện cụ thể và gửi thông tin cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới biết để tổ chức thực hiện;
Thực hiện quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP để tổ chức kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ thực tiễn, thẩm quyền, yêu cầu công tác, điều kiện bảo đảm có thể ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và gửi kết quả kiểm tra về cơ quan có thẩm quyền để xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC05 và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Bàn giao Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 12. Phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở
1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trường hợp phương án chữa cháy không thuộc thẩm quyền phê duyệt, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả lại hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở có trách nhiệm phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Xác định sự phù hợp của nội dung phương án chữa cháy với loại hình cơ sở đề nghị phê duyệt và nội dung quy định tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Lập bảng đối chiếu để kiểm tra, đánh giá các nội dung trong phương án chữa cháy với các yêu cầu và nội dung trong phần hướng dẫn ghi phương án chữa cháy tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Trường hợp phê duyệt lại phương án chữa cháy: Đánh giá sự phù hợp của nội dung bổ sung, chỉnh lý với các tình huống giả định, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ và lập bảng đối chiếu để kiểm tra, đánh giá nội dung bổ sung, chỉnh lý với các mục 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và mục 11 trong phần hướng dẫn ghi phương án chữa cháy tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ mục 8 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d và điểm đ mục 8 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
đ) Bàn giao phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 13. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
1. Quy trình thực hiện phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 8 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ thực tiễn, thẩm quyền, yêu cầu công tác, điều kiện bảo đảm thực hiện có thể ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra kết quả khắc phục theo nội dung quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và gửi kết quả về cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động trước đó để người có thẩm quyền xem xét, ra quyết định phục hồi hoạt động theo quy định.
Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không lập biên bản thực hiện theo các bước sau:
1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo Mẫu quyết định số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
3. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì căn cứ quy định tại các điều 86, 87 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 để tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Lập và lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 15. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp có lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có lập biên bản thực hiện theo các bước sau:
1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Trường hợp vụ việc vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 20 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và tổ chức thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
3. Lập hồ sơ vụ việc vi phạm báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý tham mưu với người có thẩm quyền giao thực hiện hoặc đề xuất người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
4. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công giải quyết hồ sơ phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính nếu có các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020; điền các thông tin vào Mẫu biên bản số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP; xác định thẩm quyền xử phạt (nếu có);
b) Căn cứ hồ sơ vụ việc vi phạm và kết quả thực hiện nội dung tại điểm a khoản 5 Điều này: Dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP nếu vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt: Dự thảo các văn bản sau đây để báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP; Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (nếu có) hoặc Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Mẫu quyết định số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP trong trường hợp không ra quyết định xử phạt theo quy định (nếu có). Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Gửi quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) cho cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
6. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách tổ chức thi hành quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); phân công cán bộ, chiến sĩ theo dõi việc thi hành quyết định của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 để tổ chức tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
7. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến đề nghị xử phạt đối với những vụ cháy, nổ thì thực hiện theo các bước sau:
a) Lãnh đạo, chỉ huy phân công cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính và xem xét thành phần hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ đề nghị bổ sung hồ sơ;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp chưa đủ căn cứ để đề xuất việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để có ý kiến chỉ đạo;
Trường hợp đã xác định và thống nhất về các dấu hiệu vi phạm hành chính trong hồ sơ thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này;
Dự thảo văn bản thông báo kết quả giải quyết hồ sơ, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký gửi cho đơn vị đã chuyển hồ sơ trước đó bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 55/2020/TT-BCA ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân.
8. Lập và lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 được thực hiện như sau:
a) Xác minh thông tin về tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 166/2013/NĐ-CP);
b) Căn cứ kết quả xác minh, dự thảo Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập theo Mẫu quyết định số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại điểm a, b và điểm i mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Gửi Quyết định cưỡng chế cho tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;
đ) Theo dõi việc thi hành Quyết định cưỡng chế đến khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế hoặc nơi trả bảo hiểm xã hội cho cá nhân bị cưỡng chế và của Kho bạc Nhà nước về việc cá nhân bị cưỡng chế đã thi hành xong quyết định cưỡng chế.
2. Đối với biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 được thực hiện như sau:
a) Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;
b) Căn cứ kết quả xác minh, dự thảo Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản theo Mẫu quyết định số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, c và điểm i mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Gửi Quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;
đ) Theo dõi việc thi hành quyết định cưỡng chế đến khi nhận thông báo của Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ về việc cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế đã thực hiện quyết định cưỡng chế.
3. Đối với biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 được thực hiện như sau:
a) Lập dự trù chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền cưỡng chế duyệt, ký gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế;
b) Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và ghi thông tin vào biên bản xác minh theo Mẫu biên bản số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP;
c) Căn cứ kết quả xác minh, dự thảo Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt theo Mẫu quyết định số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và văn bản thông báo việc kê biên tài sản (trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên) báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Dự thảo văn bản đề nghị cơ quan Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ cùng cấp trong trường hợp có yêu cầu về bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại điểm a, d, g, h và điểm i mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, văn bản thông báo việc kê biên tài sản, văn bản đề nghị cơ quan Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ (nếu có) được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
đ) Gửi quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 5 và Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; thông báo việc kê biên tài sản cho cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; trường hợp đề nghị cho cơ quan Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ cùng cấp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì thực hiện việc thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;
e) Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Kết quả cưỡng chế được ghi trong Mẫu biên bản số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP;
g) Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp tham mưu với người có thẩm quyền xử lý tài sản thu được từ kê biên theo quy định tại các điều 24, 25 và Điều 26 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
4. Đối với biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 được thực hiện như sau:
a) Xác minh thông tin về tài sản do bên thứ ba đang giữ của đối tượng bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và ghi thông tin vào biên bản xác minh theo Mẫu biên bản số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP;
b) Căn cứ kết quả xác minh, dự thảo Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 10 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại điểm a, đ, g, h và điểm i mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
d) Gửi Quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;
đ) Tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Kết quả cưỡng chế được ghi trong Mẫu biên bản số 10 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
5. Đối với biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 được thực hiện như sau:
a) Dự thảo Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Mẫu quyết định số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và văn bản thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi tổ chức cưỡng chế) cử đại diện tham gia, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp để trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại điểm a, e, g và điểm h mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sau khi Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, văn bản thông báo được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
c) Gửi Quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi tổ chức cưỡng chế) theo quy định;
d) Tổ chức thi hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Kết quả cưỡng chế được ghi trong Mẫu biên bản số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
6. Hồ sơ cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là thành phần của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và được lập, lưu trữ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2022.
2. Thông tư số 25/2018/TT-BCA ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Thông tư này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; tổ chức thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này;
b) Tổ chức triển khai thực hiện khoản 3 và khoản 4 các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và Điều 12 Thông tư này phù hợp với điều kiện thực tế và quy chế làm việc của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC THÀNH PHẦN HỒ SƠ TRÌNH KÝ VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022)
1. Hồ sơ trình ký thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc báo cáo kết quả xem xét chấp thuận địa điểm xây dựng công trình;
c) Bảng đối chiếu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình hoặc văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Dự thảo văn bản thông báo phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
e) Dự thảo văn bản trả lời;
g) Phiếu tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ của chủ đầu tư đã nộp trước đó và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản ủy quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
2. Hồ sơ trình ký kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Dự thảo văn bản trả lời;
e) Phiếu tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ của chủ đầu tư đã nộp trước đó.
3. Hồ sơ trình ký kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo, đề xuất kết quả kiểm tra, đối chiếu hồ sơ;
c) Dự thảo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Dự thảo văn bản thông báo phí in tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
e) Dự thảo văn bản thông báo phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
g) Phiếu ghi chép kết quả thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan chuyên ngành;
h) Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định;
i) Kế hoạch thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
k) Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
l) Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu có trong hồ sơ do cơ quan, tổ chức đã nộp trước đó và văn bản ủy quyền kiểm định phương tiện về phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
4. Hồ sơ trình ký cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra, đối chiếu hồ sơ lưu trữ (nếu có);
c) Danh sách và bài kiểm tra của các cá nhân (nếu có);
d) Dự thảo Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy hoặc Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (phù hợp với nội dung huấn luyện hoặc đề nghị cấp đổi, cấp lại);
đ) Dự thảo Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy hoặc Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của các cá nhân;
e) Dự thảo văn bản trả lời;
g) Kế hoạch tổ chức huấn luyện đã được phê duyệt (nếu có);
h) Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các tài liệu có trong hồ sơ do cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó.
5. Hồ sơ trình ký cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo, đề xuất kết quả kiểm tra hồ sơ, đối chiếu hồ sơ lưu trữ (nếu có);
c) Bảng kiểm tra, đối chiếu điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC32 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
đ) Dự thảo văn bản trả lời;
e) Phiếu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đã nộp trước đó.
6. Hồ sơ trình ký cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo đề xuất kết quả kiểm tra hồ sơ, đối chiếu hồ sơ lưu trữ (nếu có);
c) Bảng kiểm tra, đối chiếu điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC34 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
đ) Dự thảo văn bản trả lời;
e) Phiếu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đã nộp trước đó.
7. Hồ sơ trình ký cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (nếu có);
c) Kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra cho đơn vị đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (nếu có);
d) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số PC10 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (nếu có);
đ) Báo cáo, đề xuất về việc cấp/không cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC05 và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
g) Dự thảo văn bản trả lời;
h) Phiếu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đã nộp trước đó.
8. Hồ sơ trình ký phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ;
c) Bảng đối chiếu kiểm tra, đánh giá phương án chữa cháy;
d) Dự thảo văn bản trả lời;
đ) Phiếu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục về phòng cháy và chữa cháy và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ do cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó.
9. Hồ sơ trình ký xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp xử phạt có lập biên bản
a) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; biên bản làm việc; kết luận thanh tra;
b) Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP;
c) Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP;
d) Biên bản ghi lời khai (nếu có);
đ) Dự thảo Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 34 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (nếu có);
e) Dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP
g) Dự thảo Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP; Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Mẫu quyết định số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính);
h) Báo cáo giải trình của đối tượng vi phạm (nếu có); văn bản đề nghị giải trình trực tiếp (nếu có); biên bản phiên giải trình trực tiếp theo Mẫu biên bản số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (nếu có);
i) Báo cáo, đề xuất xử lý vi phạm hành chính;
k) Báo cáo, đề xuất gia hạn thời gian xử lý vi phạm hành chính, văn bản gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt (nếu có);
l) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
m) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC (nếu có).
10. Hồ sơ trình ký cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
a) Báo cáo, đề xuất cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Dự thảo Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;
c) Dự thảo Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản;
d) Dự thảo Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng số tiền phạt;
đ) Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
e) Dự thảo Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
g) Dự thảo văn bản gửi đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ;
h) Dự thảo văn bản thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế;
i) Các tài liệu liên quan đến việc xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế./.
.......................
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Số hiệu: | 06/2022/TT-BCA | Lĩnh vực: | Anh ninh trật tự |
Ngày ban hành: | 17/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2022 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
Bài liên quan
-
Điểm ưu tiên khu vực 2024
-
Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2024
-
Bảng giá sách giáo khoa mới lớp 1-12 2024
-
Đóng BHXH được 18 năm thì nên rút BHXH một lần hay đóng tiếp chờ nhận lương hưu?
-
Mẫu excel sổ kế toán dùng cho hộ kinh doanh năm 2024
-
Khi nào học sinh thi học kì 2?
-
Quy định về việc nuôi chó mèo 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay An ninh trật tự
Thông tư 18/2020/TT-BCA về dân chủ trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Thông tư 99/2019/TT-BQP
Thông tư 74/2020/TT-BCA kiểm soát xuất nhập cảnh công dân Việt Nam tại cửa khẩu
Thông tư 121/2020/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất số 36/2024/QH15
Nghị định 99/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dầu khí
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác