Nghị định về phòng không nhân dân số 74/2015/NĐ-CP

Tải về

Nghị định về phòng không nhân dân số 74/2015/NĐ-CP

Nghị định về phòng không nhân dân số 74/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc, tổ chức và nội dung hoạt động phòng không nhân dân; chế độ, chính sách và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng không nhân dân, xây dựng nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời bình. Mời các bạn tham khảo Nghị định.

Bộ luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11

Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13

Nghị định thi hành pháp lệnh về sử dụng vũ khí số 76/2014/NĐ-CP

Nội dung Nghị định số 74/2015/NĐ-CP:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 74/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định về phòng không nhân dân.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định nguyên tắc, tổ chức và nội dung hoạt động phòng không nhân dân; chế độ, chính sách và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng không nhân dân.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến phòng không nhân dân.

Điều 2. Vị trí, chức năng của phòng không nhân dân

Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thế trận phòng không nhân dân: Là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

2. Địa bàn phòng không nhân dân: Được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.

3. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân: Là tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng không nhân dân

1. Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

2. Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.

3. Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng không nhân dân

1. Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng không nhân dân.

2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng không nhân dân:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về phòng không nhân dân;

b) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tổ chức và hoạt động phòng không nhân dân;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, quy chế hoạt động về phòng không nhân dân;

d) Chỉ đạo, điều hành xây dựng và tổ chức hoạt động phòng không nhân dân từ Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương đến địa phương;

đ) Lập quy hoạch, xây dựng thế trận phòng không nhân dân trong khu vực phòng thủ;

e) Tổ chức kiểm tra về xây dựng và hoạt động phòng không nhân dân;

g) Sơ kết, tổng kết về kết quả hoạt động phòng không nhân dân.

Điều 6. Nội dung phòng không nhân dân

1. Nội dung tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời bình:

a) Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân;

b) Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân;

c) Xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, xử lý tình huống của các lực lượng tham gia công tác phòng không nhân dân;

d) Tổ chức xây dựng công trình phòng tránh, trận địa phòng không trong khu vực phòng thủ và triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân;

đ) Xây dựng quy hoạch các đề án, dự án đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng không nhân dân và phòng thủ dân sự;

e) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời chiến:

Thực hiện đầy đủ các nội dung phòng không nhân dân quy định tại Khoản 1 Điều này và tập trung vào các nội dung sau:

a) Tổ chức trinh sát, quan sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không nhân dân; quan sát diễn biến các trận tiến công đường không của địch;

b) Tổ chức ngụy trang, nghi binh, sơ tán, phân tán, phòng, tránh tiến công đường không của địch;

c) Tổ chức đánh địch xâm nhập, tiến công đường không và bảo đảm chiến đấu phòng không nhân dân;

d) Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không.

Chương II.

TỔ CHỨC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Điều 7. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân

1. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức thành lập ở 4 cấp gồm:

- Cấp Trung ương;

- Cấp quân khu;

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thuộc địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân.

2. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương gồm:

a) Trưởng Ban Chỉ đạo do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ đảm nhiệm;

b) Phó Trưởng ban:

- Phó Trưởng ban Thường trực là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Phó Trưởng ban là một đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ nhiệm Phòng không - Không quân toàn quân;

Đánh giá bài viết
1 323
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm