Tiền phúng điếu là gì?

Tiền phúng điếu là gì? Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ gì với cụm từ tiền phúng điếu, đây là một khoản tiền thường thấy trong các đám tang. Việc hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng tiền phúng điếu sẽ giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất và gia đình của họ. Trong bài viết này, Hoa Tiêu sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tiền phúng điếu chi tiết nhất, mời bạn tham khảo tại đây.

1. Tiền phúng điếu là gì?

Tiền phúng điếu được hiểu là khoản tiền mà người đi viếng mang đến đám tang để chia buồn cùng với gia đình người mất.

2. Ý nghĩa của tiền phúng điếu

Khi có người qua đời, người thân, bạn bè, đồng nghiệp thường đến viếng và mang theo một khoản tiền gọi là tiền phúng điếu để gửi đến gia đình. Tiền phúng điếu là một phong tục văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính và sự chia buồn đối với gia đình người mất.

Đồng thời, khoản tiền này cũng sẽ giúp gia đình người mất trang trải một phần chi phí tổ chức lễ tang, giảm bớt gánh nặng kinh tế trong những ngày tang thương.

Tiền phúng điếu là gì?

3. Mức xử phạt hành vi trộm cắp tiền phúng phiếu 2024

Hành vi trộm cắp tiền phúng phiếu không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây ra tổn thương tinh thần sâu sắc cho gia đình người mất.

Hành vi trộm cấp tiền phúng phiếu chính là hành vi trộm cắp tài sản. Khung hình phạt tội trộm cắp tài sản hiện nay được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, tùy thuộc vào giá trị số tiền phúng điếu bị trộm và hành vi thực hiện thì người phạm tội có thể bị chịu mức xử phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu mức cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Đồng thời, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tiền phúng điếu là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 10
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm