Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi 2024?
Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi? Trong độ tuổi nào thì một người được xem là thiếu nhi? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Độ tuổi của thiếu nhi
1. Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi?
1.1 Tuổi thiếu nhi là bao nhiêu tuổi theo quốc tế?
Theo quy định của Liên Hợp quốc, “thiếu nhi” được dùng với nghĩa tương đương với “trẻ em” và "Vị thành niên", "Chưa thành niên".
Trong tâm lý học coi 6 đến 16 tuổi là tuổi thiếu nhi, bao gồm tuổi nhi đồng (6 - 10 tuổi) và thiếu niên (11 đến 16 tuổi).
Các công ước quốc tế về liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đặc biệt là Liên Hợp quốc đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.
1.2 Tại Việt Nam thì độ tuổi thiếu nhi được quy định thế nào?
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta, lại có nhiều quy định về độ tuổi trẻ em, ví dụ:
- Theo điều 1, Luật trẻ em 2016 quy định thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
- Bộ luật Dân sự không dùng thuật ngữ “trẻ em”, mà dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và quy định là những người dưới 18 tuổi.
Nhẽ ra, quy định về độ tuổi thiếu nhi cần phải có sự thống nhất với Luật trẻ em để luật này được thực thi thuận lợi và dễ dàng vận dụng trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, các quy định về quyền trẻ em vẫn còn vênh nhau, tiêu biểu là quy định độ tuổi thiếu nhi tại các văn bản pháp luật. Đây cũng là một trong những bất cập của pháp luật hiện hành ở nước ta cần được xem xét và tìm ra giải pháp hoàn thiện tốt hơn.
=> Theo Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Còn trong công ước quốc tế về liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên thì thiếu nhi là người dưới 18 tuổi
=> Vẫn có sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam trong việc xác định độ tuổi của thiếu nhi. Độ tuổi thiếu nhi - trẻ em ở Việt Nam giảm 2 tuổi so với quy định của Liên Hợp Quốc.
2. Ngày Quốc tế thiếu nhi
Năm 1954, nhằm khuyến khích các nước ghi nhớ về trẻ em và bảo vệ quyền lợi trẻ em, Liên Hợp Quốc đã đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 mỗi năm.
Tuy nhiên ở những quốc gia khác nhau người ta lại chọn những ngày kỷ niệm khác nhau:
- Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập… thì Ngày Thiếu nhi thế giới là 20/11
- Ở quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ và Việt Nam... thì Ngày Thiếu nhi thế giới là 1/6.
Tại Việt Nam, thì 1/6 được chọn là ngày Quốc tế thiếu nhi. Ngày Quốc tế thiếu nhi ở nước ta còn được gọi với cái tên là Tết Thiếu nhi, ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày xuất phát từ sự kiện đen tối liên quan đến thiếu nhi, ý nghĩa của ngày này là đấu tranh và bảo vệ cho quyền được sống, quyền được hạnh phúc của trẻ em. Vào ngày này thì các đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động dành riêng cho trẻ em như hội thảo về quyền trẻ em, chương trình giải trí và vui chơi dành cho trẻ em, những buổi tiệc,… ở khắp quốc gia trên thế giới.
3. Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi
Ngày Quốc tế thiếu nhi có một lịch sử ra đời mang nhiều nét thăng trầm của lịch sử. Bắt đầu từ ngày 1/6/1942, quân đội của Phát xít Đức đã bao vây một ngôi làng nhỏ ở Tiệp Khắc. Quân Phát xít đã bắt gần 400 người trong đó có rất nhiều trẻ em. Theo thống kê sau này, chúng đã đưa 104 thiếu nhi vào trại tập trung. Sau đó, 88 em đã chết trong phòng hơi độc và 9 em bị đưa đi làm tay sai cho quân Phát xít.
Đến năm 1944, sau đó 2 năm, quân Phát xít Đức lại tấn công một thị trấn ở Pháp và phóng hỏa đốt những người sống trong thị trấn. Hơn 100 trẻ em đã bị chết một cách thảm thương. Đó là hai trong số những sự kiện đau đớn và đen tối liên quan đến thảm sát trẻ em của Đức Quốc xã. Để tưởng nhớ đến những cái chết vô tội này, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm để làm ngày Quốc tế thiếu nhi.
Việt Nam trước kia có nằm trong khối các nước xã hội chủ nghĩa và tham gia ủng hộ Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế. Có lẽ vì thế mà nước ta đã quyết định lấy ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.
4. Quy định về bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì nhà nước ta đã có những quy định nào?
Để biết câu trả lời, mời các bạn tham khảo bài: Quy định về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
5. Những quyền của trẻ em
Để biết thêm về những quyền của trẻ em, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết: Một số quyền cơ bản của trẻ em 2024
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn
Năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự
Thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08
Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
Yêu cầu cơ bản về đạo đức nhà giáo trong bối cảnh mới 2024