Nguồn tiền để tăng lương cho cán bộ, công chức từ 01/7/2017
Nguồn tiền để tăng lương cho cán bộ, công chức từ 01/7/2017
Để có tiền tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng cũng như để điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã đã nghỉ việc, nguồn kinh phí sẽ được sử dụng từ nhiều nguồn. Vậy lấy tiền đâu để tăng lương cho công chức?
13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017
Thông tư 67/2017/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã tại Nghị định 76/2017/NĐ-CP.
Theo đó, nguồn kinh phí để thực hiện tăng lương cho cán bộ, công chức kể từ ngày 01/7/2017 đối với một số cơ quan được xác định như sau:
- Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể Trung ương:
+ Nguồn thực hiện cải cách tiền lương của năm 2016 chưa sử dụng hết;
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017;
+ Sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Trung ương:
+ Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có);
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng); riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
Lấy tiền đâu để tăng lương cho công chức?
Để có tiền tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng cũng như để điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã đã nghỉ việc, nguồn kinh phí sẽ được sử dụng từ nhiều nguồn, song có sự khác nhau giữa Trung ương và địa phương, giữa địa phương tự chủ được tài chính và các địa phương nghèo.
Ước tính, cả nước có 8 triệu người đang hưởng lương từ ngân sách.
Như đã đưa tin, từ 1/7 vừa qua, theo Nghị định 47 của Chính phủ, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được tăng từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng. Có 9 nhóm đối tượng được thụ hưởng từ chính sách này.
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành tiếp Thông tư 67/2017 (có hiệu lực thi hành từ 15/8/2017) hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47 và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017 của Chính phủ.
Thông tư này nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47 trong năm 2017 của các bộ, cơ quan Trung ương.
Cụ thể, đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể, nguồn kinh phí gồm: Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017; sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định).
Trường hợp cơ quan, đơn vị sau khi đảm bảo đủ nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương còn dư lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động, thì đề xuất phương án sử dụng, báo cáo bộ, cơ quan Trung ương quản lý để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất trước khi sử dụng.
Đồng thời, những cơ quan, đơn vị này phải cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí riêng để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí gồm: nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng). Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
Thông tư cũng quy định rõ về nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47 và Nghị định số 76 trong năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, để có kinh phí điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, các địa phương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2017 (không kể các khoản chi lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, địa phương cũng được sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện năm 2016 so với dự toán năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ giao; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có)...
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối thu chi ngân sách địa phương và cam kết đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, UBND cấp tỉnh được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn trên địa bàn cho phù hợp (đảm bảo các cơ quan, đơn vị này phải tự sắp xếp bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định).
Ngân sách Trung ương không bổ sung kinh phí để cải cách tiền lương cho các địa phương này mà sẽ bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu đối với những địa phương nghèo, ngân sách khó khăn sau khi đã sử dụng các nguồn theo quy định.
Trong một phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: “Cả nước có 8 triệu người, tương ứng 10% dân số hưởng lương từ ngân sách trong đó có 600.000 công chức, 2,2 triệu viên chức giáo dục, 2,1 triệu cán bộ cấp xã và hưởng phụ cấp từ ngân sách, 3 triệu người hưởng lương hưu và phụ cấp người có công”.
Do đó, việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ chính trị về tinh giản bộ máy là để nâng cao chất lượng và lương cán bộ, một người làm nhiều việc.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Nguồn tiền để tăng lương cho cán bộ, công chức từ 01/7/2017
163 KB 20/07/2017 11:49:00 SATải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tải Nghị định 70/2023/NĐ-CP file doc, pdf
-
Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức
-
Tải Nghị định 21/2024/NĐ-CP Sửa đổi quy định về tiền lương, phụ cấp file Doc, Pdf
-
Tăng công tác phí cho công chức, viên chức từ ngày 1/7/2017
-
Thông tư 53/2024/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
-
Tải Thông tư 09/2023/TT-BTTTT file doc, pdf
-
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư hướng dẫn Điều 52 Luật Việc làm
-
Thông tư 38/2022/TT-BGTVT xếp lương viên chức ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải
-
Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
-
Thông tư 14/2022/TT-BNV về chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực lưu trữ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác