Bảng lương, phụ cấp dành cho Giáo viên tại các trường công lập mới nhất

Bảng lương giáo viên 2023 - Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2023 sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới đối với toàn bộ đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước trong đó có giáo viên. Như vậy, bảng lương giáo viên sẽ chính thức tăng từ ngày 1/7/2023. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bảng lương mới của giáo viên 2023, bảng lương giáo viên tiểu học, bảng lương giáo viên THCS, bảng lương giáo viên THPT, bảng lương giáo viên mầm non 2023 mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, quy định từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng.

Theo đó, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT sẽ được tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, từ ngày 1/7/2023.

1. Cách tính lương giáo viên 2023

Công thức tính lương giáo viên 2023:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở năm 2023 được áp dụng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP  là 1,8 triệu đồng/tháng.

2. Bảng lương giáo viên 2023

2.1 Bảng lương giáo viên mầm non

Bảng lương giáo viên mầm non

2.2 Bảng lương giáo viên tiểu học

Bảng lương giáo viên tiểu học

2.3 Bảng lương giáo viên THCS năm 2023

Bảng lương giáo viên THCS năm 2023

2.4 Bảng lương giáo viên THPT

 Bảng lương giáo viên THPT

3. Phụ cấp của giáo viên tại các trường công lập

Bảng lương giáo viên THPT

Nghị định 77/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/8/2021 quy định về phụ cấp thâm niên của giáo viên, theo đó, giáo viên vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, giáo viên được hưởng các thâm niên sau:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên.

Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỉ lệ % phụ cấp ưu đãi.

- Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.

- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Phụ cấp thâm niên.

Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp của viên chức + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Lưu ý: Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ s ố đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hư ở ng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Khi chuyển hạng giáo viên sang hạng mới thì hệ số lương sẽ được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp Bảng lương, phụ cấp dành cho Giáo viên tại các trường công lập. Hiện nay có nhiều thông tin nhà giáo sẽ bị cắt phụ cấp thâm niên, tuy nhiên Nghị định 77 đã khẳng định rằng nhà các giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên đến khi thực hiện chính sách lương mới. Phụ cấp thâm niên đóng vai trò quan trọng trong thành phần bảng lương của giáo viên nhất là đối với những người đã có nhiều năm công tác trong nghề. Điều này góp phần giúp các giáo viên tiếp tục công tác, thực hiện tốt hoạt động giảng dạy của mình.

Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
29 92.476
0 Bình luận
Sắp xếp theo