Mẫu sổ dự giờ của giáo viên 2024

Tải về

Mẫu sổ dự giờ của giáo viên là mẫu sổ được giáo viên dự giờ dùng để đánh giá, xếp loại, ghi chép lại toàn bộ nội dung của buổi dự giờ. Mẫu sổ nêu rõ những tiêu chí đánh giá, xếp loại tiết học được dự giờ, các bước tiến hành một buổi dự giờ của một giáo viên, lịch dự giờ được phân công.... Mời các bạn tham khảo chi tiết mẫu sổ dự giờ giáo viên.

Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc 2 mẫu sổ dự giờ của giáo viên bao gồm mẫu sổ dự giờ tiểu học, mẫu sổ dự giờ THCS sẽ là tài liệu quan trọng để các thầy cô ghi chép đánh giá tiết dự giờ đầy đủ và chính xác nhất. Mẫu sổ dự giờ của Hoatieu có 3 phần chính về ghi chép sinh hoạt chuyên môn, phiếu dự giờ tiểu học và phần theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các mẫu sổ dự giờ tiểu học, THCS đều được trình bày trên file word sẽ rất thuận tiện cho các thầy cô tải về và sử dụng.

1. Mẫu sổ dự giờ của giáo viên

File sổ dự giờ tiểu học

File sổ dự giờ tiểu học

PHẦN 2: Dự giờ

ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

A. MỤC ĐÍCH

- Giúp giáo viên tiểu học làm căn cứ xây dựng kế hoạch bài học, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

- Giúp các cấp quản lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá giờ dạy của giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.

B. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

Đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động học của học sinh, qua đó đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn gồm các tiêu chí đánh giá được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy.

C. ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI

- Loại TỐT: tổng điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm, trong đó mỗi tiêu chí : 1.1; 1.4; 2.2; 2.4 đạt ít nhất 2,0 điểm.

- Lọai KHÁ: tổng điểm đạt từ 13,5 điểm đến dưới 18 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm.

- Loại ĐẠT: tổng điểm đạt từ 10 điểm đến dưới 13,5 điểm.

- Loại CHƯA ĐẠT: tổng điểm dưới 10 điểm.

Ghi chú: Số điểm gợi ý của từng tiêu chí có thể điều chỉnh tùy theo mục tiêu đánh giá, khối lớp học, môn học, loại bài học, đảm bảo số điểm của 03 tiêu chuẩn: Hoạt động của giáo viên 8,0 điểm, Hoạt động của học sinh 8,0 điểm, Đánh giá chung 4,0 điểm.

D. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ

I. Hoạt động của giáo viên

1. Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

Mức 1: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập phải hoàn thành, đảm bảo cho phần lớn học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ phải thực hiện.

Mức 2: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

Mức 3: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho 100% học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

2. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh

Mức 1: Theo dõi, bao quát được quá trình hoạt động của học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được những học sinh/nhóm học sinh có yêu cầu được giúp đỡ hoặc có biểu hiện đang gặp khó khăn.

Mức 2: Quan sát được cụ thể quá trình hoạt động trong từng học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được khó khăn cụ thể mà học sinh/nhóm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Mức 3: Quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng học sinh/nhóm học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng học sinh/nhóm học sinh đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập:

Mức 1: Đưa ra được những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh vượt qua khó khăn và hoàn thành được nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 2: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm (hiểu sai, hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ) có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng (mang tính dẫn dắt, gợi ý, khái quát) để học sinh/nhóm học sinh tiếp tục hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 3: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm (hiểu sai, hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ) có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng (mang tính dẫn dắt, gợi ý, khái quát); khuyến khích được học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh

Mức 1: Có câu hỏi định hướng để học sinh/nhóm học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập lẫn nhau trong nhóm hoặc toàn lớp; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Mức 2: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Mức 3: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được sản phẩm học tập của mình và của bạn.

II. Hoạt động của học sinh

1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Mức 1: Phần lớn học sinh tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 2: Hầu hết học sinh tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên còn một vài học sinh bộc lộ thái độ chưa tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 3: Tất cả học sinh tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

2. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

Mức 1: Nhiều học sinh tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số học sinh có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi.

Mức 2: Hầu hết học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài học sinh lúng túng hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động nhóm.

Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều học sinh/nhóm học sinh có sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ.

3. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Mức 1: Nhiều học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; tuy nhiên, nhiều học sinh/nhóm học sinh thảo luận chưa sôi nổi; vai trò của nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) chưa thật nổi bật; vẫn còn một số học sinh không trình bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức 2: Hầu hết học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; đa số học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; đa số nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) đã biết cách điều hành thảo luận nhóm; nhưng vẫn còn một vài học sinh không tích cực trong quá trình làm việc cá nhân/nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; các nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) đều tỏ ra biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận của nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

4. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Mức 1: Nhiều học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hoàn thành hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu.

Mức 2: Đa số học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài học sinh trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu.

Mức 3: Tất cả học sinh đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà học sinh đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện.

III. Đánh giá chung

1. Các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Kiến thức/kĩ năng mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức/kĩ năng mới. Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức/kĩ năng mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.

Mức 2: Kiến thức/kĩ năng mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.

Mức 3: Kiến thức/kĩ năng mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng.

2. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Nội dung của mỗi hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập.

Mức 2: Nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; phương thức tổ chức hoạt động cho học sinh được trình bày cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.

Mức 3: Nội dung và cách thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; cách thức tổ chức hoạt động học cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.

3. Thiết bị dạy học và học liệu được lựa chọn để sử dụng trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó.

Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.

Mức 3: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hoạt động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Phương án kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả nhưng chưa rõ phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của học sinh.

Mức 2: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học.

Mức 3: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học./.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

Họ và tên người dự giờ:...........................................……...Đơn vị:................................................

Họ và tên người dạy :...……………..........……..Đơn vị .................................................................

Môn học/Hoạt động giáo dục:………..............Tiết:…....……..…….....… Lớp:……........................

Bài:………..............................…………………..................……......................................................

Nội dung

(Tiêu chuẩn)

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Hoạt động

của giáo viên

(8,0 điểm)

1.1

Nội dung, phương pháp và hình thức giao nhiệm vụ học tập cho học sinh đảm bảo chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn.

2,5

1.2

Theo dõi, quan sát, phát hiện và hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh.

1,5

1.3

Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

1,5

1.4

Việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh (làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận, thực hiện) đảm bảo chính xác, hiệu quả.

2,5

2. Hoạt động của học sinh

(8,0 điểm)

2.1

Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.

1,5

2.2

Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,5

2.3

Học sinh tích cực tham gia trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

1,5

2.4

Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đảm bảo đúng đắn, chính xác, phù hợp.

2,5

3. Đánh giá chung

(4,0 điểm)

3.1

Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng trong các hoạt động học đảm bảo phù hợp.

1,0

3.2

Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh đảm bảo rõ ràng, chính xác.

1,0

3.3

Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh đảm bảo phù hợp.

1,0

3.4

Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh đảm bảo phù hợp.

1,0

Tổng điểm

20,0

Xếp loại: …………………..

- Loại Tốt: tổng điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm, trong đó mỗi tiêu chí : 1.1; 1.4; 2.2; 2.4 đạt ít nhất 2,0 điểm.

- Lọai Khá: tổng điểm đạt từ 13,5 điểm đến dưới 18 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm.

- Loại Đạt: tổng điểm đạt từ 10 điểm đến dưới 13,5 điểm.

- Loại Chưa đạt: tổng điểm dưới 10 điểm.

Người đánh giá

(và ghi rõ họ tên)

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin mẫu sổ dự giờ tiểu học.

Mẫu sổ dự giờ THCS

Mẫu bìa sổ dự giờ mời các bạn cùng tham khảo:

Mẫu sổ dự giờ của giáo viên

Nội dung cơ bản của mẫu sổ dự giờ của giáo viên như sau:

Hướng dẫn đánh giá, xếp loại tiết dạy

Lĩnh vựcTiêu chíCác mức điểm
(I)
Kiến thức, kỹ năng (6,0đ)
1.1- Đảm bảo chính xác, có hệ thống và trọng tâm các yêu cầu về cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo mục tiêu bài học.2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
1.2- Nội dung đảm bảo tính giáo dục toàn diện về thái độ nhận thức và thẩm mĩ. Mở rộng cập nhật những hiểu biết gắn với cuộc sống xung quanh các em2,0 – 1,5 – 1.0 – 0,5
1.3- Nội dung phù hợp với mọi đối tượng, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo các năng lực học tập khác của học sinh.2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
(II)
Kỹ năng sư phạm (6,0đ)
2.1- Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng môn học: loại bài học (lý thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập....)2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
2.2- Tổ chức dạy học hợp lý: phát huy được tính tích cực học tập của mọi đối tượng; xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học có tác dụng DG; phân bố thời gian hợp lý cho các hoạt động trọng tâm.2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5

2.3- Sử dụng TB-ĐDDH và các phương tiện giao tiếp trong dạy học như: trình bày bảng, lời nói, cử chỉ..... Có hiệu quả gây được sự hứng thú học tập cho học sinh.

2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
(Iii) Thái độ (2,0đ)3- Tác phong sư phạm mẫu mực, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, gần gũi, thương yêu, giúp đỡ kịp thời với học sinh có khó khăn trong học tập.2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
(Iv) Hiệu quả (6,0đ)4.1- Tiến trình dạy học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm hoạt động của HS tiểu học2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
4.2- Học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, có tinh thần thái độ học tập đúng đắn.2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5
4.3- Học sinh nắm được kiến thức, hình thành được KN, TĐ theo mục tiêu bài học. Các KN tương ứng của môn học thể hiện trong giờ học vững chắc2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5

Ghi chú: Mỗi tiêu chí các mức điểm tương ứng mỗi loại là: Tốt 2,0đ; khá 1,5đ; TB 1,0đ; Yếu 0,5đ

Xếp loại chung- Tốt: Tổng điểm từ 18 đến 20 điểm, các mục II và IV đạt tốt, các mục khác đạt khá trở lên
- Khá: Tổng điểm từ 14 đến 18 điểm, các mục II và IV đạt khá, các mục khác đạt TB trở lên
- TB: Tổng điểm 10đ đến 14đ, tất cả các mục đạt TB trở lên
- Yếu: Các trường hợp còn lại

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰ GIỜ GIÁO VIÊN

Hoạt động dự giờ giáo viên là hoạt động cần thiết, quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời giúp cán bộ quản lý nắm bắt tình hình thực tiễn của hoạt động dạy-học. Để hoạt động dự giờ đạt hiệu quả cao chúng ta nên thực hiện tốt các bước sau:

1. Bước 1: Chuẩn bị dự giờ

  • Xác định mục đích dự giờ.
  • Xem thời khóa biểu, lịch báo giảng của giáo viên.
  • Nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiến thức của bài.
  • Nghiên cứu chuẩn đánh giá.
  • Xem xét trình độ học sinh.
  • Xem xét trang thiết bị bổ trợ cho bài giảng.

2. Bước 2: Quan sát giờ dạy trên lớp.

- Quan sát toàn bộ tiết dạy.

- Quan sát hoạt động dạy - học.

- Ghi lại hoạt động dạy - học.

- Ghi nhận thông tin, tình huống xảy ra trong tiết dạy một cách trung thực (có thể ghi chú những sự việc cụ thể, những lời nói trọn vẹn...)

- Quan sát hoạt động dạy:

  • Nội dung dạy học.
  • Tổ chức hoạt động dạy học.
  • Sử dụng và phân phối thời gian.
  • Sử dụng thiết bị dạy học.

- Quan sát hoạt động học:

  • Trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
  • Nề nếp học tập của học sinh
  • Phương pháp học tập của học sinh.
  • Quá trình hình thành kỹ năng-kỹ xảo của học sinh
  • Sự tiến bộ của học sinh qua tiết dạy.

- Quan sát các mối quan hệ trong hoạt động dạy - học:

  • Mối quan hệ giao tiếp giữa GV-HS; HS-HS.
  • Ngôn ngữ, phát ngôn của học sinh, giáo viên.
  • Xử lý tình huống.
  • Không khí trong giờ dạy.

* Những điều cần chú ý khi dự giờ:

  • Đến đúng giờ đã định; Vào lớp nhẹ nhàng, chào giáo viên và học sinh.
  • Chọn vị trí thích hợp để có thể nhìn thấy giáo viên và học sinh hoạt động.
  • Có thái độ, cử chỉ đúng mực, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến GV và học sinh.
  • Ghi chép rõ ràng, khách quan, trung thực, đầy đủ, phản ánh đầy đủ hoạt động của giáo viên - học sinh và các mối quan hệ.
  • Sau khi dự giờ ra khỏi lớp nhẹ nhàng, chào giáo viên và hs, tránh gây xáo động.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin mẫu sổ dự giờ THSC.

2. Hướng dẫn ghi sổ dự giờ

Có khá nhiều các thầy cô giáo thắc mắc về các mục trong sổ dự giờ ghi như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn cách ghi những phần chưa rõ trong sổ dự giờ.

Các hoạt động:

- Hoạt động bài học: Trong đó, các bạn ghi cụ thể thời lượng của bài học (ví dụ: 45 phút), hình thức tổ chức (học nhóm, trao đổi, thảo luận,...), đánh giá về phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá về cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh, bày trí không gian lớp học, ghi rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò.

- Hoạt động tìm hiểu bài mới: Ghi thời lượng dành cho việc tìm hiểu bài mới, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy, tài liệu, phương tiện sử dụng để giảng dạy, cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh.

Quá trình học tập của trò:

Tương ứng với từng hoạt động tổ chức lớp học cụ thể, giáo viên dự giờ sẽ đánh giá quá trình học tập của học sinh. Cụ thể, với những hướng dẫn ghi sổ dự giờ, làm sổ phần quá trình học tập của trò, các bạn sẽ thực hiện việc đánh giá theo các nội dung sau:

- Học sinh làm gì? Trong nội dung này, các bạn cần ghi rõ học sinh thực hiện hoạt động đọc sách, thảo luận, ghi chép,...

- Ghi cụ thể tỷ lệ học sinh tham gia các hoạt đông của lớp.

- Đánh giá thái độ tham gia các hoạt động, giao tiếp của học sinh, học sinh có tham gia hoạt động tương tác với giáo viên trong giờ học?

- Đánh giá học sinh dựa trên những hoạt động như sự tích cực, sáng tạo trong học tập, ghi các học sinh cá biệt,...

Các thầy cô nên tham khảo những hướng dẫn ghi sổ dự giờ để hoàn thiện được toàn bộ những nội dung có trong mẫu sổ, giúp đánh giá được cụ thể, chi tiết nhất hoạt động của một lớp học, khả năng, kỹ năng và trình độ sư phạm của các thầy cô giảng bài và khả năng học tập của học sinh có trong lớp dự giờ đó.

Mẫu sổ dự giờ của giáo viên sẽ có các thông tin như các hoạt động thực hiện trong giờ học, quá trình học tập của học sinh, các sản phẩm bài học,... Thông qua những hướng dẫn ghi sổ dự giờ, làm sổ, các bạn sẽ biết được cách nhận xét chính xác và bám sát được năng lực thực tế của thầy và trò trong buổi học một cách chính xác và đầy đủ nhất. Các nội dung đánh giá trong mẫu sổ dự giờ của giáo viên chia thành nhiều khía cạnh nhỏ, qua những đánh giá đó, các giáo viên tham gia giảng sẽ biết được những ưu điểm của bản thân, đồng thời, cũng biết được những hạn chế về kỹ năng, chuyên môn để hoàn thiện bản thân mình.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại mục Giáo dục - Đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu. 

Đánh giá bài viết
9 45.108
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm