Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 - Tất cả các môn năm học 2022-2023
Để bảo đảm chất lượng sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời giúp giáo viên sớm tiếp cận với các bản mẫu sách giáo khoa lớp 7, Bộ GD-ĐT đang tổ chức cho giáo viên dạy học các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 và lớp 7. Sau đây là Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 - Tất cả các môn năm học 2022-2023 gồm: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Tin học, Lịch sử - Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật....
Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 7 chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới.
Biên bản góp ý sách giáo khoa lớp 7
- 1. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Lịch sử - Địa lý
- 2. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Giáo dục công dân
- 3. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tin học
- 4. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn
- 6. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Âm nhạc
- 7. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn GDTC
- 8. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tiếng anh
- 9. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- 10. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Công nghệ
- 11. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Mỹ thuật
- 12. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên
1. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Lịch sử - Địa lý
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày /12/2021 của Sở GDĐT)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Các bài | Tên đầu bài và các đề mục: màu tím nhạt | Chọn sang màu đỏ | Màu tím tối và mờ nhạt, không nổi bật được tên bài và đề mục | |
Các bài | Các câu hỏi trong phần hình thành kiến thức mới: chữ in đứng và màu xanh nhạt | Chọn sang mẫu chữ in nghiêng và chọn màu xanh đậm | Tạo sự nổi bật và khác biệt so với các nội dung khác |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Bộ sách Cánh Diều)
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày /12/2021 của Sở GDĐT)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Phụ lục | Phụ lục để phần cuối sách | Phụ lục bố trí chuyển lên đầu sách | Thuận lợi cho việc sử dụng sách | |
Các bài | Phần Luyện tập và vận dụng không có tiêu đề, để trong ô có màu rất nhạt | Phần Luyện tập và vận dụng nên đặt tiêu đề, tăng thêm màu trong ô đó lên | Tạo sự rõ ràng và nổi bật so với các nội dung khác | |
Các bài | Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: 2 màu xanh khác nhau | Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: cần chọn 1 màu xanh đậm | Do không đồng nhất về màu sắc trong cùng một nội dung. |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
2. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Giáo dục công dân
Phụ lục 3
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ; Lớp: 7
Họ tên:......................................
Đơn vị công tác:....................
Nội dung góp ý:
- Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.
- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
1. SÁCH CÁNH DIỀU, Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (tổng chủ biên), NXB Đại học Huế.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. | Trang 7 | Trường hợp 1 | Thay thế bằng tình huống việc làm hay hình ảnh minh hoạt gây ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. | Chưa làm rõ được những việc làm cụ thể ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. |
Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa | Trang 12 | Hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi. | Bổ sung thêm hình ảnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới như lễ hội Festival huế hoặc áo dài Việt Nam được các nguyên thủ quốc gia mặc áo dài dự APEC. | Thông tin chưa làm nổi bậc giá trị của việc kế thừa, giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc. |
Bài 3. Quan tâm, thông cảm và chia sẻ. | Trang 18 | Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. | Bổ sung những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ. | Hoạt động khám phá chưa thấy những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ để giáo dục học sinh. |
Bài 5. Giữ chữ tín | Trang 26 | Ý nghĩa của việc giữ giữ chữ tín. | Bổ sung thêm một số tranh ảnh về giữ chữ tín trong kinh doanh. Phân biệt vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về mặt tin thần và về mặt vật chất. | Cần mở rộng thêm vai trò của giữ chữ tín để học biết được giữ chư tín có ý nghĩa rất quan trọng. |
Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường. | Trang 47 | Mục b. Ứng phó với bạo lực học đường. Tại hình ảnh 1 | Cần thay đổi hình ảnh theo hướng có giải quyết. | Hình ảnh gây khó cho học sinh. Vì nếu bạn muốn đánh thì dù đi hay ở lại cũng sẽ có bạo lực xảy ra. |
Bài 10. Phòng chống tệ nạn xã hội | Trang 53 | Hậu quả của tệ nạn xã hội. | Cần bổ sung những quy định của pháp luật; ngày phòng, chống ma túy. | Tệ nạn xã hội cũng liên quan đến những quy định của pháp luật. |
Bài 11: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội | Trang 57 Thông tin 3 | Pháp lệnh phòng chống mại dâm… | Có thể thay bằng quy định về quyền trẻ em… | HS còn nhỏ mà nói đến vấn đề mua dâm, bán dâm… không phù hợp |
2. SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, tác giả Huỳnh Văn Sơn (tổng chủ biện), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. | Trang 5, 6 | 1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau. | Bổ sung thêm tranh ảnh. Các tiêu đề mục khám phá. | Kênh chữ quá nhiều. |
Trang 5, 6, 7, 8. | 1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. | Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. | Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. | |
Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. | Trang 11, 12, 13. | 1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. 3. Quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. | Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. | Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 13 | 3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. | Bổ sung tranh ảnh chưa thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ. | Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ ích kỉ, thờ ơ. | |
Bài 3. Học tập tích cực, tự giác | Trang 16, 17, 18. | 1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. | Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. | Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Bài 4. Giữ chữ tín. | Trang 21, 22, 23. | 1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. | Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. | Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 22. | 2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. | Bổ sung tranh ảnh chưa giữ chữ tín. | Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ chưa giữ chữ tín. | |
Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa. | Trang 28, 29, 30. | 1. Em hãy kể tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó? 2. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. 4. em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây. | Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. | Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 29. | 3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. Trích điều 14 luật di sản văn hóa 2001 | Bổ sung thông tin những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Trích luật di sản văn hóa 2013. | Nội dung bài chưa thấy đề cập. Cập nhật luật | |
Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng. | Trang 37. | Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. | Bổ sung thêm hình ảnh về những căng thẳng trong học tập, cuộc sống. | Kênh thông tin còn quá ít chưa làm nổi bậc các tình huống căng thẳng. |
3. SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG, tác giả Nguyễn Thị Toan (tổng chủ biện), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. | Trang 6, 7 | Tại mục 1. Một số truyền thống của quê hương. | Bổ sung thêm hình ảnh về truyền thống quê hương. Hạn chế kênh chữ quá nhiều. | Kênh thông tin về truyền thống quê hương còn ít. |
Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. | Trang 10 | Đọc câu chuyện | Thay thế bằng câu chuyện có thật của Việt Nam. | Việt Nam có rất nhiều tấm gương về sự quan tâm, cảm thông và chia sẽ. |
Trang 11, 12 | Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẽ. | Bổ sung thêm ca dao, tục ngữ, danh ngôn. | Cho hs biết thêm về ý nghĩa của ca dao, tục ngữ, danh ngôn. | |
Bài 3. Học tập tích cực, tự giác | Trang 14 | Biểu hiện của học tập tích cực, tự giác. | Bổ sung thêm một số hình ảnh chưa thể hiện học tập tự giác. | Phần biểu hiện chưa thấy làm rõ tinh thần chưa tự giác để giáo dục học sinh trong thực tế. |
Bài 4. Giữ chữ tín. | Trang 21 | Ý nghĩa của giữ chữ tín. | Bổ sung hình ảnh giữ chữ tín trong kinh doanh. | Qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về tinh thần và kinh tế của bản thân và người khác. |
Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa. | Trang 24 | Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. | Bổ sung thêm thời gian di sản văn hóa được Unesco công nhận. | Chỉ đưa hình ảnh nhưng không nghi cụ thể thời gian được công nhận để cho học sinh biết. |
Quản lí tiền | Trang 45 | Tình huống phần 2: Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: tác giả sử dụng từ “vay tiền” | Thay bằng “mượn tiền” | Dùng từ vay tiền đề ăn uống hằng ngày của HS là không hợp lí. |
Người góp ý (Kí và ghi rõ họ tên) |
3. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tin học
PHIẾU GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: TIN HỌC.
1. Sách: KNTT
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng | Hình minh họa 1 số các thiết bị máy tính bằng các hình vẽ màu đen. | Thay bằng: Ảnh chụp các thiết bị máy tính thực tế đang được sử dụng. | - Thẩm mỹ hơn - Học sinh dễ quan sát. - Sử dụng hình ảnh thật giúp HS nhận biết các thiết bị ngoài thực tế. |
2. Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng | -Thứ tự bài 1,2 chưa hợp lý(Bài 1 học về TB vào-ra của máy tính cá nhân, bài 2 mới học về khái niệm TB vào-ra) - Nội dung kiến thức giới thiệu về TB vào-ra được chia quá nhỏ, không cần thiết | - Có thể đổi thứ tự 2 bài 1 và 2. - Có thể gộp bài 1,2 thành 1 bài. | - Hợp lý, khoa học về thứ tự và nội dung mạch kiến thức. - Giảm áp lực về số lượng bài trong 1 chủ đề |
4. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn
Mẫu 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: Ngữ Văn
1. Bộ Chân trời sáng tạo.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 2 | Tr 36 | -Tên gọi văn bản 2: Những tình huống hiểm nghèo. - Viết: Yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. | - Những tình huống nguy hiểm - Yêu cầu viết một sự việc, nhân vật đã được học | - Từ hiểm nghèo thường nói về bệnh tật nhiều hơn là những tình huống trong cuộc sống. - Chủ đề 2 “Bài học cuộc sống” (Truyện ngụ ngôn) nên phần yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là chưa phù hợp. |
Bài 4 | Tr 86 | Câu 1,3 Thực hành Tiếng Việt | Nội dung câu hỏi 1,3 không thuộc phần Thực hành Tiếng Việt | Nội dung câu hỏi 1,3 thuộc phân môn Làm Văn |
Bài 5 | Tr 107 | Thuật ngữ | Yêu cầu cao đối với học sinh lớp 7 |
- Phần Tiếng Việt: Trong chương trình Ngữ Văn 7 không còn mảng văn học cổ, nhưng phần Tiếng Việt có phần về từ Hán Việt. Như vậy sẽ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu.
- Phần Tập làm văn đưa phần nghị luận văn học vào chương trình lớp 7 không mang tính vừa sức.
2. Bộ Cánh Diều: Văn bản nghị luận, kiến thức còn cao so với trình độ của học sinh trung bình, yếu.
3. Bộ kết nối tri thức: Các tác phẩm văn học hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7.
......, ngày..... tháng.... năm 2021
Mẫu 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
(BỘ KẾT NỐI TRI THỨC Nhà xuất bản: NXBGDVN)
MÔN: Ngữ văn
Họ và tên: .............................
Đơn vị công tác: Trường THCS ...
Nội dung góp ý:
Tên bài | SGK Tập 1-2 | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ | Tập 1 | Tr10, dòng 19 | Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ | Dùng từ, cụm từ mở rộng thành phần câu: - Mở rộng thành phần chính của câu - Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu | Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát (thiếu trường hợp dùng TỪ mở rộng câu ) |
Bài 6: Bài học cuộc sống phần Tri thức Ngữ văn | Tập 2 | Tr5, dòng 12 | Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng… | Tục ngữ thuộc loại sáng tác dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng… | Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát, không rõ ràng (“là những câu ngắn gọn”) dẫn đến khó hiểu, khó nhớ. |
Bài 6: Bài học cuộc sống | Tập 2 | Tr5, dòng 16 | Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy… | Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh… | Nội dung hiện tại sử dụng cách diễn đạt mơ hồ gây khó hiểu cho học sinh (có nghĩa bóng bẩy). Đây là khái niệm về thành ngữ nên cần nêu khái quát và dễ hiểu. |
......, ngày..... tháng.... năm 2021
Người góp ý
Mẫu 3
Phụ lục 2
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH CÁNH DIỀU
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 6- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ | Trang 3 | Phần yêu cầu cần đat: Không có yêu cầu nào về thành ngữ | Bổ sung yêu cầu nhận biết về đặc điểm thành ngữ, nội dung phân biệt tục ngữ, thành ngữ | Học sinh có thể phân biệt tục ngữ, thành ngữ. |
Bài 9- Tùy bút và tản văn | Trang 53, dòng 11, 15, 16, 17 | Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí | - … là tiểu loại của kí (nếu đúng) - Khái niệm: Tản văn là loại văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. | Khái niệm chưa thống nhất với 2 bộ sách hiện hành. |
Bài 10- VĂN BẢN THÔNG TIN | Trang 75, dòng 7 | Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ | Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ | - Phần nội dung nêu khái niệm và đặc điểm thuật ngữ. - Chưa thống nhất yêu cầu cần đạt với 2 bộ sách hiện hành |
Người góp ý
Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1- Tiếng nói của vạn vật, phần hướng dẫn quy trình viết | Trang 26/dòng 26, 27, 28 | Viết đoạn văn khoảng 200 chữ | Viết đoạn văn khoảng 100 chữ | Qúa cao so với học sinh lớp 7 |
Bài 2 Bài học cuộc sống, phần sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe | Trang 52, dòng 26, 27, 28, 29, 30 | Ví dụ chơi chữ - Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa | Cho ví dụ khác | Không thấy có từ đồng âm khác nghĩa. |
Bài 5 - Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát ( Y Phương), phần chú thích | Trang 108, dòng cuối | nhái: hàng nhái… | nhái: hàng giả, giả mạo | tránh giải thích có từ nhái |
Bài 7- Trí tuệ dân gian | Trang 28, dòng 4 | bút sa gà chết | - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. - Trẻ cậy cha, già cậy con | bút sa gà chết là thành ngữ, không phải tục ngữ. |
Người góp ý
Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 2 - Khúc nhạc tâm hồn | Trang 43/dòng 10 | Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo) | chú thích lá cơm nếp | Học sinh không hiểu, biết về lá cơm nếp |
Bài 5 - Màu sắc trăm miền, phần thực hành tiếng Việt | Trang 116, dòng 15 | Từ địa phương: Tía, Từ toàn dân: Bố | Từ toàn dân: Cha | Cả từ tía và bố đều là từ địa phương |
Bài 5- Màu sắc trăm miền, phần chú thích | Trang 108, dòng cuối | Nhuy. | Nhụy | Sai vị trí dấu nặng |
Bài 5- Màu sắc trăm miền, Chuyện cơm hến | Trang 111, dòng 4 | mướp đắng | chú thích (khổ qua) | Học sinh dễ hiểu |
Bài 6- Bài học cuộc sống, thực hành tiếng Việt | Trang 11, dòng 29 | Thành ngữ chuyển núi dời sông | Thay ví dụ khác | - Thành ngữ có nghĩa lạ cho dù đúng trong trường hợp cấu trúc của thành ngữ có thể bị phá vỡ (… dời sông) đúng là lấp sông, lấp bể… - Là văn bản dịch |
Bài 8 - Trải nghiệm để trưởng thành | Trang 60, dòng 6, 7 | Con người và con đường. Đôi bạn này có chung một từ “con”. (Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường) | Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. ( hoặc một ví dụ khác) | Tính liên kết vẫn đảm bảo, chỉ ra được phép liên kết thế. Tuy nhiên, hai câu ở nội dung hiện tại, khi tách khỏi văn bản khó hiểu, không hay ( xét về nghĩa), câu 1 là câu chưa đủ thành phần (xét về cấu trúc) |
Người góp ý
6. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Âm nhạc
1. SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Mục 2 | Trang 6 | Chữ không đều đậm nhạt | Chỉnh đậm nhạt | Chữ chưa đồng bộ |
Bản nhạc bài: Tuổi đời mênh mông | Trang 8 | Chữ không đều đậm nhạt | Chỉnh đậm nhạt | Chữ chưa đồng bộ |
Hát: Lí kéo chài | Trang 31 | Chú thích | Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa” | Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa” |
Nhạc cụ | Trang 35 | Luyện tập | Chọn nội dung đơn giản hơn | Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder |
Hát: Mùa xuân ơi | Trang 38 | Chữ không đều đậm nhạt | Chỉnh đậm nhạt | Chữ chưa đồng bộ |
Lí thuyết âm nhạc | Trang 42 | Dấu luyến để phần chú thích | Đưa vào nội dung | Đưa vào nội dung |
Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ | Trang 48 | Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ | Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ | Nặng kiến thức |
Nhạc cụ | Trang 49 | Luyện tập kèn phím và Recorder | Chọn nội dung đơn giản hơn | Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder |
Luyện tập bài đọc nhạc | Trang 60 | Đọc nhạc 2 bè | Bỏ bè | Nặng kiến thức |
Nghe nhạc: Hè về | Trang 64 | Chữ không đều đậm nhạt | Chỉnh đậm nhạt | Chữ chưa đồng bộ |
2. SÁCH CÁNH DIỀU
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Thường thức âm nhạc | Trang 8 - 9 | Một số thể loại bài hát. | Bổ sung thể loại ca khúc thiếu nhi, vui chơi. | Chưa giới thiệu đầy đủ các thể loại bài hát. |
Thường thức âm nhạc | Trang 14 -15 | Dân ca một số vùng miền. | Bổ sung ví dụ tên một số bài dân ca ở mục 1,2. | Thiếu dữ liệu thông tin. |
Lí thuyết âm nhạc | Trang 20 - 21 | Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. | Đưa vào nội dung. | Đưa vào nội dung. |
Bài đọc nhạc số 6 | Trang 42 - 43 | Để hai bè. | Để 1 bè. | Nặng kiến thức. |
Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ | Trang 48 | Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ. | Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ. | Nặng kiến thức. |
Bài đọc nhạc số 8 | Trang 55 - 56 | Để hai bè. | Để 1 bè. | Nặng kiến thức. |
3. SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà. | Trang 22 | Nhịp lấy đà là ô nhịp ở đầu bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. | Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. | Nội dung khái niệm nhịp lấy đà chưa đầy đủ |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
7. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn GDTC
* Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
- Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, thu hút người đọc. Hình ảnh đẹp, rõ nét. - Nội dung: + Kiến thức: Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7. + Nội dung các bài rất chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ dễ cho người học tiếp thu. + Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: Mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp học sinh dễ dàng học tập và thực hành | - Không |
8. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tiếng anh
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Unit 2. Health Lesson 5. Skills 1 | 23 - 24 | - Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ; hấp dẫn thu hút người đọc. - Nội dung: Kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh khối 7, nội dung chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ dễ cho người học tiếp thu. |
9. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
* Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 2: Em đang trưởng thành | 18 | - Thiếu hình ảnh minh họa | - Nên cho thêm hình ảnh minh họa Sinh hoạt dưới cờ | - Nên cho thêm hình ảnh minh họa Sinh hoạt dưới cờ để cho hs hình dung dễ dàng hơn. |
10. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Công nghệ
* Sách: KNTT
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1.Giới thiệu về trồng trọt | Từ trang 8 | Phông chữ không đồng đều | Đưa về cùng phông chữ | Đảm bảo tính thẩm mỹ. |
11. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Mỹ thuật
* Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 6: Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới | 24 | - Hình ảnh minh họa hơi nhỏ - Tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông còn ít. | - Hình ảnh minh họa cần to hơn - Thêm tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông | - Làm cho bài học sinh động hơn. |
12. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên
* Sách: Cánh diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học | Trang 10 | Nội dung bài chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ, dễ cho người học tiếp thu Hình thức trình bày chưa mang tính thống nhất giữa các trang. | Nên để phần kiến thức bên lề trái thống nhất giữa các trang | Để đảm bảo tính thống nhất giữa các trang. |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 - Tất cả các môn năm học 2022-2023
216,1 KB 30/12/2021 9:58:00 SAGợi ý cho bạn
-
Bản tự kiểm điểm quá trình học tập mới nhất 2024
-
Mẫu tranh sáng tác kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
-
3 mẫu Quy chế dân chủ trong trường Tiểu học năm học 2024-2025
-
Tờ khai đăng ký khai sinh 2024
-
4 Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học năm học 2024-2025
-
5 Bài phát biểu khai mạc ngày hội đọc sách 2024 hay nhất
-
Kế hoạch xây dựng lấy trẻ làm trung tâm 2024
-
Đáp án trắc nghiệm Đạo đức module 9 đầy đủ (2024 mới cập nhật)
-
Phân phối chương trình môn Toán Tiểu học
-
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật" Đồng Nai 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Tờ trình ký hợp đồng lương khoán đối với viên chức đã đủ tuổi nghỉ hưu
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN23
Mẫu danh sách học sinh giỏi và học sinh tiên tiến
Biểu mẫu Nghị định 06 2018 về chính sách hỗ trợ ăn trưa mầm non
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
Báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến