Thông tư 58/2020/TT-BTC mức thu chế độ thu nộp quản lý phí xử lý vụ việc cạnh tranh
Thông tư số 58/2020/TT-BTC
Thông tư 58/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Năm 2020, phí xử lý vụ việc cạnh tranh bằng 50% mức phí năm 2021
Ngày 12/6/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 58/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Theo quy định, phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 5 triệu đồng/vụ việc. Phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh là 25 triệu đồng/hồ sơ. Mức phí này áp dụng từ ngày 27/7/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi mức phí áp dụng của hai loại phí trên sẽ tăng gấp đôi mức phí áp dụng trong năm 2020, cụ thể là 10 triệu đồng/vụ việc với phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan; 50 triệu đồng/hồ sơ với phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ.
Khi có yêu cầu độc lập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền độc lập phải nộp tạm ứng 100% mức phí nêu trên và phải chịu phí đối với yêu cầu độc lập của họ nếu yêu cầu không được chấp nhận.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/7/2020.
Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 251/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý việc cạnh tranh.
Nội dung Thông tư 58 2020 BTC
BỘ TÀI CHÍNH ------- Số: 58/2020/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh, gồm: phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
b) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Điều 2. Người nộp phí
Người nộp phí theo quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Người có yêu cầu độc lập tham gia trong các vụ việc cạnh tranh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật Cạnh tranh.
2. Người nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 16 Luật Cạnh tranh.
Điều 3. Tổ chức thu phí
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) thu phí theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Mức thu phí
1. Mức phí áp dụng kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020:
a) Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 5.000.000 đồng/vụ việc.
b) Phí thấm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh: 25.000.000 đồng/hồ sơ.
2. Mức thu phí áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi:
a) Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 10.000.000 đồng/vụ việc.
b) Phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh: 50.000.000 đồng/hồ sơ.
Điều 5. Kê khai, nộp phí
1. Người nộp phí thực hiện nộp phí như sau:
a) Khi có yêu cầu độc lập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 100% mức phí theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này. Người có yêu cầu độc lập phải chịu phí đối với yêu cầu độc lập của họ nếu yêu cầu đó không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Trường hợp được chấp nhận, người có yêu cầu độc lập được trả lại số tiền phí tạm ứng đã nộp.
b) Khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, người nộp hồ sơ phải nộp 100% mức phí theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này và không được hoàn trả trong mọi trường hợp.
2. Tố chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí như sau:
a) Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi sổ tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
b) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai phí theo tháng, quyết toán phí theo năm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và nộp phí theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 6. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí và thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Số tiền phí còn lại 10% phải nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 251/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Cục Thuế, KBNN thành phố Hà Nội; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu VT, CST(CST 5) | KT. BỘ TRƯỞNG |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Thuế phí được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tải file định dạng .doc
305,2 KB 14/08/2020 3:20:48 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Số hiệu: | 58/2020/TT-BTC | Lĩnh vực: | Thuế phí |
Ngày ban hành: | 12/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 27/07/2020 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Thông tư 75/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 279/2016/TT-BTC phí an toàn vệ sinh thực phẩm
Thông tư 71/2020/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2021
Thông tư 74/2020/TT-BTC mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ
Thông tư 68/2020/TT-BTC kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều
Thông tư 73/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử
Bài liên quan
-
Cách chỉnh sửa nguyện vọng 2023
-
Cách làm tròn điểm thi đại học 2024
-
Khung giờ bắt buộc bật đèn xe từ 01/01/2025
-
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì
-
Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết năm 2024
-
Lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội năm 2020
-
Xử phạt lỗi bật đèn pha năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác