Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng? Tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu rõ về khái niệm dừng xe và đỗ xe là như thế nào? Dừng xe có khác với đỗ xe hay không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

Căn cứ khoản 1 điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 

Như vậy có thể thấy việc dừng xe là người lái xe và người trên xe dừng tại một địa điểm ven đường để thực hiện việc lên xuống, chuyển hàng hóa, hoặc một số công việc khác.

Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?
Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

2. Dừng xe và đỗ xe khác nhau như thế nào?

Khái niệm dừng xe được nêu ở mục trên, còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. (Căn cứ điều 18 khoản 2 luật giao thông đường bộ)

Như vậy từ hai khái niệm trên có thấy dừng xe và đỗ xe là hai hoạt động khác nhau ở điểm dừng xe chỉ dừng một khoảng thời gian ngắn và di chuyển tiếp, còn đỗ xe là việc người điều khiển để xe tại địa điểm đỗ không giới hạn thời gian.

Tuy nhiên việc xác định thời gian lại không quy định rõ ràng, nhất là thời gian dừng xe, nhưng thông thường khi chủ phương tiện xuống xe và không còn trên xe thì được coi là đỗ xe, còn nếu như chủ xe vẫn ở trên xe hoặc thực hiện công việc chuyển hàng hóa lên xe thì được coi là dừng xe.

3. Quy định về dừng xe, đỗ xe

Việc dừng xe, đỗ xe cùng cần tuân thủ những quy định pháp luật trong quá trình dừng đỗ theo khoản 3, 4 điều 18 Luật giao thông đường bộ như sau:

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Như vậy trong quá trình dừng xe, đỗ xe cần có tín hiệu và đảm bảo an toàn khi đỗ, việc đỗ xe không được thực hiện tại một số khu vực cấm hoặc nguy hiểm như bên trái đường một chiều, khu vực che khuất, nơi dừng xe buýt, khu vực trụ sở, cơ quan,...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 300
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm