Thế nào là bảo vệ môi trường?

Thế nào là bảo vệ môi trường? Môi trường đang bị tác động tiêu cực do đó bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và cần thiết trong bối cảnh ngày nay. Chúng ta đều đã nghe đến vấn đề bảo vệ môi trường thế nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ bảo vệ môi trường là làm gì hay chưa? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Thế nào là bảo vệ môi trường?

Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường được hiểu thế nào?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

=> Bảo vệ môi trường gồm hoạt động giữ môi trường trong sạch và khắc phục những hậu quả con người gây ra và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

2. Nội dung bảo vệ môi trường

Thế nào là bảo vệ môi trường?

Phải làm thế nào để bảo vệ môi trường? Môi trường gồm nhiều thành phần cấu tạo nên (ví dụ: cây cối, đất đai, nước, không khí...), bảo vệ thành phần nào cũng góp phần bảo vệ môi trường.

2.1 Bảo vệ môi trường biển

Đẻ bảo vệ môi trường biển, chúng ta phải:

Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; vận động chính quyền địa phương đẩy mạnh hệ thống chế tài xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển; hỗ trợ mô hình doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, ni-lông sử dụng một lần tại các khu du lịch.

Tăng cường hiệu quả thu gom rác thải nhựa, túi ni-lông; hướng tới giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý thông qua việc đẩy mạnh tái chế, phân loại tại nguồn, hạn chế lượng chất thải phải chôn lấp, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, thân thiện với môi trường, đặc biệt với khách du lịch nói không với đồ nhựa chỉ sử dụng một lần.

2.2 Bảo vệ môi trường nước

Nước có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này?

Giữ sạch nguồn nước: Không chăn thả gia súc - đổ rác gần nguồn nước, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Tiết kiệm nước: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như: Tắt vòi nước khi không sử dụng; kiểm tra, bảo trì cải tạo tại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây,...

Xử lý phân người: Ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước)

Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo quy định vệ sinh, không có nền thấm nước.

Xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như ở nơi công cộng đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông sau khi đã được xử lý chjung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

3. Phải làm thế nào để bảo vệ môi trường?

Luật Bảo vệ Môi trường quy định những hành vi sau đây bị cấm để bảo vệ môi trường:

  • Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;
  • Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
  • Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
  • Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
  • Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
  • Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
  • Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải là trách nhiệm của riêng một cá nhân, nhà nước, tổ chức nào. Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính xã hội, toàn cầu. Do đó, để bảo vệ môi trường mọi người cần hợp tác với nhau, mỗi người giữ ý thức và gánh một phần trách nhiệm nhỏ. Như vậy vấn đề bảo vệ môi trường mới sớm được giải quyết.

Vừa rồi là câu trả lời của câu hỏi Thế nào là bảo vệ môi trường? Câu hỏi này không còn xa lạ, nhiều câu trả lời đã được đưa ra nhưng đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể giải quyết được câu đố đó. Hi vọng rằng trong tương lai gần chúng ta có thể trả lời tốt câu hỏi này.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 276
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm