Tại sao không được dùng nước để dập đám cháy do xăng, dầu, điện gây ra?

Tại sao không được dùng nước để dập đám cháy do xăng, dầu, điện gây ra? Không phải lúc nào nước cũng được dùng để dập tắt đám cháy. Trong một số loại đám cháy, dùng nước đôi khi khiến đám cháy càng lan rộng. Kiến thức cơ bản về chữa cháy sẽ vô cùng có ích và bảo vệ bạn trong nhiều trường hợp. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Tại sao không được dùng nước để dập đám cháy do xăng, dầu gây ra?

Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu vì sao?

Nguyên nhân không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu là do khối lượng riêng của nước và dầu. Xăng dầu nhẹ hơn nước nên nếu dùng nước để dập thì do tỉ trọng nhẹ hơn nước, xăng dầu nổi lên trên mặt nước khiến diện tích đám cháy càng lan rộng. Nước trong lúc này không có tác dụng chữa cháy mà ngược lại khiến đám cháy lan rộng ra những vùng khác

2. Làm thế nào để dập tắt đám cháy xăng dầu?

Làm thế nào để dập tắt đám cháy xăng dầu?

Để dập tắt đám cháy xăng dầu, các bạn có thể chọn 1 trong những cách sau tùy theo hoàn cảnh lúc đó mình có những vật dụng gì, hãy chọn cách thuận tiện nhất nhé:

2.1 Chữa cháy xăng dầu bằng cát

Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.

Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng đơn giản nên được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.

2.2 Chữa cháy xăng dầu bằng chăn chiên

Loại chăn chữa cháy này được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi cháy xảy ra, cần nhúng chăn cho thấm đều nước rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn, tăng hiệu quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra, nó giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt.

Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy. Đồng thời di chuyển những vật chưa bị cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan. Nếu xăng dầu chảy tràn ra ngoài mặt đất gây cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám cháy. Trường hợp xăng dầu chứa trên ôtô, trên tàu hỏa cháy cũng có thể áp dụng biện pháp như trên để chữa cháy, đồng thời dùng bình chữa cháy dập tắt đám cháy.

2.3 Dập tắt đám cháy xăng dầu bằng bọt foam

Bọt foam chữa cháy được hiểu là một mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

3. Tại sao không được dùng nước để dập đám cháy do điện gây ra?

Chúng ta không được dùng nước để dập đám cháy do điện gây ra bởi nếu dội nước lên đám cháy gây ra do điện sẽ gây ra sự chập cháy điện, tạo nên các vụ cháy điện mới.

Nếu gặp đám cháy do điện gây ra, các bạn nên ngắt mạch điện nguồn, sau đó dùng bình bọt, phụt vào đám cháy hoặc dùng bột chuyên dùng để dập tắt đám cháy.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao không được dùng nước để dập đám cháy do xăng, dầu, điện gây ra? Việc nắm rõ các quy tắc chữa cháy cũng như đặc tính của các đám cháy sẽ giúp người dân hạn chế sự lây lan của đám cháy trong thời gian chờ các chiến sỹ phòng cháy chữa cháy đến.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 6.279
0 Bình luận
Sắp xếp theo