Hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm

Mặc dù có chức năng, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật nhưng kiểm sát viên hiện đang là một chức danh khá mới mẻ với mọi người.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến mọi người những quy định của pháp luật về kiểm sát viên và Hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm theo quy định của Quyết định 363/QĐ-VKSTC và Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014.

Hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm

1. Kiểm sát viên là gì?

Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 định nghĩa kiểm sát viên như sau:

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong đó:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

2. Kiểm sát viên tiếng anh là gì?

Kiểm sát viên hay Công tố viên (Đối với các nước khác: Anh, Hàn...) tiếng Anh là Prosecutor /ˈprɒs.ɪ.kjuː.tər/.

3. Nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên

Nhiệm vụ, quyền hạn chung:

  • Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
  • Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong trường hợp này Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
  • Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định.

Kiểm sát viên không được làm những việc sau đây:

  • Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
  • Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
  • Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
  • Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
  • Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

Nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên 

  • Căn cứ Điều 37 BLTTHS thì khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;

- Đề ra yêu cầu điều tra;

- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

- Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;

- Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;

- Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.

  • Căn cứ Điều 45 BLTTDS năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Toà án;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

- Kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;

- Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự;

-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

- Ngoài các quy định cụ thể trong BLTTHS, BLTTDS thì Kiểm sát viên còn có các nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

4. Hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm

Theo điều 18 Quyết định 363/QĐ-VKSTC, tại phiên tòa, KSV phải thực hiện các hoạt động sau:

1. Theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa.

3. Kiểm sát việc rút đơn khởi kiện; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo; kiểm tra lại hoặc thực hiện việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa.

4. Kiểm sát việc Hội đồng xét xử chấp nhận tài liệu, chứng cứ được giao nộp tại phiên tòa, công bố tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; Kiểm sát viên yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa.

5. Hỏi và kiểm sát việc hỏi, tranh luận, đối đáp;

6. Kiểm sát việc tạm ngừng, hoãn phiên tòa;

7. Kiểm sát việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa;

8. Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;

9. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa.

10. Trình bày và phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

11. Kiểm sát việc nghị án, tuyên án và kiểm tra biên bản phiên tòa.

Đối với phiên tòa dân sự, kiểm sát viên chỉ thực hiện chức năng kiểm sát, còn chức năng thực hành quyền công tố chỉ có ở các phiên tòa hình sự.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 139
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng