Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp 2025

Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp 2025 thế nào? Ngày nghỉ là những điều "xa xỉ" và quý giá đối với mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp 2025 theo quy định hiện hành tại Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp và Thông tư 109/2021/TT-BQP sửa đổi Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

1. Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Các chế độ nghỉ của quân nhân được quy định tại Điều 3, Thông tư 113/2016/TT-BQP như sau:

1. Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

a) Nghỉ hằng tuần;

b) Nghỉ phép hằng năm;

c) Nghỉ phép đặc biệt;

d) Nghỉ ngày lễ, tết;

đ) Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;

e) Nghỉ chuẩn bị hưu;

2. Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Quy định nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

2.1 Nghỉ hằng tuần

Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP, chế độ nghỉ hàng tuần của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

Hằng tuần, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.

2.2 Nghỉ phép hằng năm

Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP, chế độ nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:

a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;

c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.

b) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;

- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

3. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội.

4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp:

a) Nghỉ phép năm;

b) Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm;

c) Nghỉ phép đặc biệt.

5. Chỉ huy từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, lập kế hoạch nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị. Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè.

2.3 Nghỉ phép đặc biệt

Chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP như sau:

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây:

1. Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

2. Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.

3. Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

2.4 Nghỉ ngày lễ, tết

Chế độ về ngày nghỉ lễ, Tết của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP như sau:

1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.

2.5 Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng

Chế độ nghỉ an dưỡng, điều dưỡng tại Điều 8 Thông tư 113/2016/TT-BQP:

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ an dưỡng, điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 179/2013/TT-BQP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, quản lý hoạt động các Đoàn an điều dưỡng và chế độ an điều dưỡng trong quân đội.

2.6 Nghỉ chuẩn bị hưu

Căn cứ Khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP, quy định Nghỉ chuẩn bị hưu của Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2022 như sau:

1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu (nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình) như sau:

a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;

b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.

2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu (hưởng lương hưu ngay) hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.

3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú.

4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 200 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.

3. Nghỉ tranh thủ là gì?

Nghỉ tranh thủ là gì?

Nghỉ tranh thủ là nghỉ cuối tuần, bản chất giống với chế độ nghỉ hàng tuần ở mục 1 bài này.

Do đặc thù nhiệm vụ quân sự, việc nghỉ tranh thủ cuối tuần vẫn phải gắn với các chế độ trực chiến, trực chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu nên tùy tình hình từng đơn vị, có nhiều cách vận dụng giải quyết khác nhau. Ở nhiều đơn vị, mỗi tháng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng được nghỉ tranh thủ ngày thứ bảy, chủ nhật từ 1-2 lần đến 3-4 lần (tùy chức trách nhiệm vụ)

Cùng chế độ đi tranh thủ nhưng có đơn vị cho cán bộ đi từ chiều thứ sáu đến sáng thứ hai, nhưng có đơn vị sáng thứ bảy mới cho đi và tối chủ nhật phải có mặt. Có đơn vị quy định cán bộ trung đội 4 tuần, cán bộ đại đội 3 tuần được về tranh thủ nghỉ ngày cuối tuần, song cũng có những đơn vị lại quy định cán bộ trung đội 8 tuần, cán bộ đại đội 6 tuần mới được đi tranh thủ một lần.

4. Giấy nghỉ phép quân đội

Đơn xin nghỉ phép của quân nhân được viết theo mẫu 01 phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BQP như sau

Mẫu 01. Đơn xin đi nghỉ phép hoặc thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

ĐƠN XIN (1)……………….

Kính gửi: (2)……………………………………………

Tên tôi là:……………………………… Nhập ngũ tháng…...…….năm……….

Cấp bậc:………………………..………. Chức vụ:…………………………..…

Nơi cư trú của gia đình:…………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này đề nghị Thủ tưởng các cấp xem xét, giải quyết cho tôi được (1)…. theo chế độ quy định hiện hành.

……, ngày….. tháng….. năm…….

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1). Ghi rõ lý do: xin đi nghỉ phép hoặc thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm.

(2). Thủ trưởng cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên.

5. Thông tư nghỉ phép của sỹ quan

Chế độ nghỉ của sỹ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

6. Chế độ thanh toán phép trong quân đội

Chế độ này được quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP như sau:

6.1 Mức thanh toán:

  • Tiền phụ cấp đi đường:

Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường tương ứng với mức phụ cấp theo chế độ công tác phí hiện hành.

  • Tiền phương tiện đi nghỉ phép:

Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thông thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện máy bay; hoặc như đối với tàu hỏa không phải khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, đối vớ ôtô không phải ôtô tắcxi,…), nếu có đủ vé tàu, xe được thanh toán tiền phương tiện đi lại từ cơ quan, đơn vị đến nơi nghỉ phép và ngược lại.

Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, cước qua đò phà cho bản thân, không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Trường hợp người đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay, tàu hỏa khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, ôtô tắcxi, khi có vé hợp pháp sẽ thanh toán tối đa theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.

=> Trường hợp đặc biệt, đối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác; hoặc tự túc phương tiện thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền tàu, xe theo giá cước ôtô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi hoặc tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện, giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện hoặc được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo chế độ công tác phí hiện hành.

  • Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép bằng phương tiện của đơn vị hoặc phương tiện do đơn vị thuê thì chỉ được thanh toán tiền phụ cấp đi đường; không được thanh toán tiền phương tiện đi lại.
  • Trường hợp kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thì chỉ được thanh toán tiền đi phép từ nơi công tác về đến gia đình và ngược lại.

6.2 Điều kiện, thời hạn thanh toán:

Tiền phương tiện và phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm chỉ thanh toán cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP mỗi năm một lần (trừ đi phép đặc biệt). Trường hợp vì công việc mà phải lùi thời gian nghỉ phép năm sang đầu quý I của năm sau thì cũng được thanh toán, nhưng cũng chỉ trong phạm vi quý I năm sau.

6.3 Thủ tục thanh toán:

Người đi nghỉ phép phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:

  • Giấy nghỉ phép do cấp có thẩm quyền cấp (có dấu, chữ ký xác nhận của xã, phường nơi nghỉ phép);
  • Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 2 khi nghỉ phép phải có đơn và có xác nhận, cụ thể như sau:

- Trường hợp thân nhân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế hoặc điều trị dài ngày tại nhà phải có giấy ra viện (phôtô, công chứng) hoặc giấy xác nhận, dấu, chữ ký của cơ sở y tế;

- Trường hợp thân nhân bị chết, hoặc hy sinh phải có giấy chứng tử (bản phô tô, có xác nhận của xã, phường nơi thân nhân cư trú;

- Trường hợp gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn phải có xác nhận của xã, phường nơi thân nhân cư trú.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp 2022. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
9 7.199
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm