Quá trình hình thành, xây dựng, trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quá trình hình thành, xây dựng, trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng này đã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhân dân và giành độc lập dân tộc từ thời chiến đến thời bình. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển rực rỡ được nhân dân thế giới công nhận và là một trong những lực lượng quân sự mạnh của thế giới. Cùng Hoa Tiêu tìm hiểu về quá trình hình thành, trưởng thành của lực lượng này nhé.
Tóm tắt lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam
- 1. Quá trình hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam
- 2. Quá trình trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam
- 3. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào giai đoạn nào?
- 4. Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức thế nào?
- 5. Quân hàm trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
- 6. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ở đâu?
1. Quá trình hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam
Dưới đây là quá trình hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (đây chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam)
2. Quá trình trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có sự trưởng thành sau những năm tháng xây dựng, phát triển, sau những cuộc chiến tranh đầy gian khổ.
Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, xâm lược miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Quân đội ta một lần nữa lại bước vào trận tuyến mới, cùng toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Cụ thể sự phát triển trong thời gian này như sau:
- Sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam
- Năm 1951, đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam .
- Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập bộ đội địa phương.
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.
Quân đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân khỏi những cuộc chiến tranh quy mô lớn và khốc liệt. Trải qua hàng chục năm chiến tranh với những hi sinh to lớn, đất nước ta cuối cùng cũng đã giành được chủ quyền, độc lập dân tộc.
Trong thời kỳ hòa bình, Quân đội đã trở thành lực lượng vừa bảo vệ Tổ quốc vừa giúp nhân dân phát triển cuộc sống. Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão.
3. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào giai đoạn nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn, đứng trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và nguy cơ bị chia cắt đất nước.
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đội quân này được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sau đó, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với các lực lượng vũ trang khác, dần lớn mạnh và trở thành nòng cốt của Quân đội Quốc gia Việt Nam - Sau giai đoạn Cách mạng tháng Tám thành công, lực lượng vũ trang đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Và đến năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam, khẳng định bản chất cách mạng và tính nhân dân của lực lượng vũ trang.
4. Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức thế nào?
Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu.
Để biết Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết: Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
5. Quân hàm trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hệ thống quân hàm trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Để biết hệ thống quân hàm này, mời các bạn tham khảo bài: Hệ thống quân hàm các lực lượng vũ trang Việt Nam
6. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ở đâu?
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại địa điểm này, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam - đã chính thức được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoatieu.vn vừa cung cấp cho các bạn quá trình hình thành, phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam và cơ cấu tổ chức của lực lượng này. Thời bình hay thời chiến thì vai trò của Quân đội là không thể phủ nhận, nhất là trong thời gian nước ta chịu sự tác động của dịch bệnh, thiên tai, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được điều động để ổn định tình hình (tham gia các chốt kiểm soát) và giúp dân trong quá trình bão lũ xảy ra (sơ tán người dân, cứu hộ, cứu nạn...) Tuy là thời bình nhưng nhiều chiến sĩ cũng đã ngã xuống để bảo vệ người dân, khiến nhân dân cả nước biến ơn và xúc động.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính mảng Hỏi đáp pháp luật
- Chia sẻ:Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân 2024
Thời gian biểu trong Quân đội như thế nào? (cập nhật 2024)
Đi nghĩa vụ Công an có được thi quân đội không?
Công dân nữ tham gia Công An nghĩa vụ cần điều kiện gì năm 2024?
Xét lý lịch 3 đời vào quân đội 2024
Quy định chào trong quân đội 2024
11 chế độ trong ngày của quân đội (cập nhật 2024)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Cán bộ công chức
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
Hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường 2021
Giáo viên có con nhỏ được hưởng chế độ đặc biệt gì?
Đi nghĩa vụ công an có được về thăm nhà không?
Quy đổi tương đương về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên tiểu học
Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?