Tổng hợp những lỗi người đi xe đạp thường vi phạm 2024
Bắt những lỗi vi phạm giao thông thường thấy ở xe đạp
- 1. Lỗi sử dụng ô khi đi xe đạp
- 2. Lỗi đi xe đạp không chấp hành tín hiệu giao thông
- 3. Lỗi đi xe đạp vào đường cao tốc
- 4. Lỗi đi xe đạp vào đường một chiều
- 5. Lỗi đi xe đạp lạng lách, đánh võng
- 6. Lỗi đi xe đạp dàn hàng ba
- 7. Lỗi buông cả hai tay khi đi xe đạp
- 8. Lỗi bốc đầu xe đạp
- 9 Lỗi điều khiển xe mà có nồng độ cồn
- 10. Một số lỗi vi phạm xe đạp khác
Khi tham gia giao thông, chúng ta thường thấy Cảnh sát giao thông phạt vi phạm những phương tiện như: xe ô tô, xe máy, xe điện. Nhiều người lầm tưởng rằng xe đạp tham gia giao thông sẽ không bị phạt lỗi. Tuy nhiên, người điều khiển xe đạp vẫn bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:
- Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông mới nhất đối với xe máy
- Dắt xe máy qua chốt CSGT, có bị phạt?
- Tổng hợp mức phạt vi phạm giao thông do bia, rượu gây nên
Thực tế, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ khi tham gia giao thông có hành vi vi phạm khá phổ biến, tuy nhiên việc xử phạt do hành vi vi phạm gây ra hầu như không được triển khai. Phải chăng mức phạt quá thấp hay hậu quả của hành vi vi phạm không đáng kể nên việc xử phạt bị dậm chân tại chỗ.
1. Lỗi sử dụng ô khi đi xe đạp
Hành vi sử dụng ô khi đi xe đạp không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt vào những ngày hè nóng nức hay khi trời mưa, việc sử dụng ô trên đường sẽ làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông.
VBHN 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ đã quy định những hành vi không được làm của người đi xe đạp tại Điều 31 như sau:
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
Theo đó tại Điểm c Khoản 3 Điều 30 Luật này quy định đối với người điều khiển xe: không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Đối với người ngồi trên xe cũng không được sử dụng ô theo Điểm b Khoản 4 Điều 30.
Hành vi sử dụng ô khi đi xe đạp bị xử phạt tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù)
2. Lỗi đi xe đạp không chấp hành tín hiệu giao thông
Đi xe đạp vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông đường bộ do đó người đi xe đạp vẫn bị xử phạt bình thường như các phương tiện khác.
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với những vi phạm:
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
Ngoài ra với hành vi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường thì người vi phạm bị xử phạt từ 80.000 đồng đếm 100.000 đồng.
3. Lỗi đi xe đạp vào đường cao tốc
Đường cao tốc chỉ dành cho xe ô tô trở lên, xe máy và xe đạp không được đi vào đường cao tốc. Bởi trên đường cao tốc, các phương tiện điều khiển xe ô tô với tốc độ cao theo quy định, việc đi xe đạp hay xe máy vào là hành vi rất nguy hiểm.
Pháp luật quy định xử phạt đối với hành vi là này phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc theo Điểm a Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
4. Lỗi đi xe đạp vào đường một chiều
Những hành vi đi xe đạp vào đường một chiều hoặc đường cấm đi ngược chiều bị phạt theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm K, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
5. Lỗi đi xe đạp lạng lách, đánh võng
Hành vi lạng lách, đánh võng thường xuyên xảy ra trên đường tại các vùng quê hay trong thành phố, thường là những đối tượng học sinh, sinh viên hoặc những bạn thanh niên bốc đồng. Đây là hành vi gây nguy hiểm tới những người tham gia giao thông khác, có thể gây ra tai nạn giao thông.
Đối với hành vi trên bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm K, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
Như vậy, đi xe đạp lạng lách, đánh võng bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra khi vi phạm nhiều lần thì còn bị tịch thu cả phương tiện.
6. Lỗi đi xe đạp dàn hàng ba
Học sinh là đối tượng thường xuyên dàn hàng ba, hàng bốn khi đi xe đạp, các em dàn hàng chiếm hết làn đường tham gia giao thông. Tình trạng này vẫn xảy ra ở các trường học gây ách tắc giao thông.
Xe đạp dàn hàng ba trở lên sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng theo Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
7. Lỗi buông cả hai tay khi đi xe đạp
Hành vi buông cả hai tay khi đi xe đạp sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Căn cứ Điều 8 Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
8. Lỗi bốc đầu xe đạp
Bốc đầu là hiện tượng đi xe bằng một bánh, thường là đi xe bánh sau, bánh trước được nhấc bổng lên. Đây cũng là hành vi gây ra rất nhiều vụ tai nạn trên đường.
Tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm K, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi bốc đầu xe đạp bị xử phạt như sau:
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
Như vậy, người nào đi xe đạp bốc đầu bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, còn bị thu giữ phương tiện nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần (điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô).
9. Lỗi điều khiển xe mà có nồng độ cồn
Căn cứ điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP điều khiển xe đạp mà trong máu có nồng độ cồn bị xử phạt với những mức như sau:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Sửa đổi theo Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
10. Một số lỗi vi phạm xe đạp khác
Cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điều 8 quy định:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng với những hành vi như sau:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;
- Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt
- Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
- Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
- Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
Những hành vi vi phạm nêu trên đều là những hành vi gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của phương tiện.
Như vậy có thể thấy với hành vi đi xe đạp vi phạm pháp luật cũng bị xử phạt với các bốn mức:
- Mức 80.000 đồng đến 100.000 đồng;
- Mức 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
- Mức 300.000 đồng đến 400.000 đồng;
- Mức 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Tổng hợp những lỗi người đi xe đạp thường vi phạm 2024. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Cán bộ công chức
Quy chế tuyển sinh đại học 2024
Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn?
Tổng tiền lương và các phụ cấp của một người quân hàm cấp trung úy ở khoảng 2024?
Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với công chức cấp xã 2024
Thế nào là cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm?
Điều kiện để cấp sổ đỏ cho mua bán đất bằng giấy viết tay 2024