Quy định về Luật giao thông - Tài xế lái xe khách nên biết

Những quy định về Luật giao thông tài xế lái xe khách nên biết

Không phải ai khi tham gia giao thông đều nắm rõ các quy định về Luật giao thông đường bộ, kể cả những người đã có tấm bằng lái xe B2, C. Bài viết dưới đây HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn những quy định về Luật giao thông tài xế lái xe khách nên biết để có thể tham gia giao thông một cách an toàn.

Theo quy định thì tài xế xe ô tô, xe chở khách sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trên mỗi người vượt quá nếu như có hành vi chở quá số người quy định.

Những quy định về Luật giao thông

Tại Điều 6 Thông tư 45/2014/TT-BCA số người quy định được phép chở của phương tiện được hiểu là số chỗ ngồi ghi trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong trường hợp dưới đây số người chở vượt quá quy định được phép chở đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt:

  • Xe đến 9 chỗ ngồi: chở quá 01 người;
  • Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: chở quá 02 người;
  • Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: chở quá 03 người;
  • Xe trên 30 chỗ ngồi: chở quá 04 người.

Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:

X = Tổng số người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi trong giấy đăng ký xe + số người chở vượt quá quy định được phép chở đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).

Ví dụ: Khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô chở người loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đây là loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt như sau:

X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quy định bị xử phạt.

Đối với tài xế lái xe có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 23 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 04 tháng.

Tuy nhiên theo Nghị định 46/2016/NĐ- CP mức phạt cho hành vi vi phạm có sự gia tăng. Cụ thể:

Hành vi vi phạm

Hình thức xử lý

Nghị định 171/2013/NĐ-CP

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP

Chở vượt quá số người quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt): Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ

xe chạy tuyến có cự ly nhỏ hơn 300 km

- Phạt tiền: 3 trăm - 5 trăm nghìn đồng/ người

- Tước GPLX 01 tháng (vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở )

- Tước GPLX 04 tháng (vượt trên 100% số người được phép chở )

- Phạt tiền: 4 trăm - 6trăm nghìn đồng/ người

- Tước GPLX 01- 03 tháng (vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở )

- Tước GPLX 03-05 tháng (vượt trên 100% số người được phép chở)

Xe chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km

- Phạt tiền từ 8 trăm - 1 triệu đồng/ người

- Tước GPLX 01 tháng (vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở)

- Tước GPLX 04 tháng (vượt trên 100% số người được phép chở )

- Phạt tiền từ 1 triệu - 2 triệu đồng/ người

- Tước GPLX 01-03 tháng (vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở)

- Tước GPLX 03-05 tháng (vượt trên 100% số người được phép chở)

Từ 01/8/ 2016 Nghị định 46/2016/NĐ- CP có hiệu lực áp dụng và thay thế cho Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2014/NĐ-CP.

Những điều chỉnh mới trong luật giao thông tài xế Việt cần biết

Ngoài những quy định như HoaTieu.vn đã nêu ở trên, mời các bạn tham khảo thêm 3 điều chỉnh mới trong luật giao thông tài xế Việt nào cũng cần phải nắm rõ như sau: Biển làn đường dành riêng có thể ghép nhiều xe trên một biển, đường rộng không cần thiết cắm biển cả hai bên.

Trong công văn 8484 gửi Cục CSGT và các cơ quan khác, bên cạnh việc giải thích Biển báo khu đông dân cư không cần nhắc lại ở ngã tư, Bộ GTVT còn phân tích một số vấn đề khác trong Quy chuẩn 41/2016, vốn gây nhiều tranh cãi giữa tài xế và CSGT trong thời gian qua. Dưới đây là những nội dung cụ thể.

1. Đường rộng không cần thiết đặt thêm biển bên trái

Quy chuẩn 41/2016 viết "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".

Bộ GTVT cho rằng việc lắp đặt thêm biển bên trái là không bắt buộc với đường mỗi chiều có từ hai làn trở lên. Với những đường rộng nhưng thoáng, ít xe qua lại, kinh phí khó khăn thì không cần thiết lắp biển.

Như vậy nếu tài xế đi vào đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ chỉ cắm ở bên phải đường thì biển này vẫn có hiệu lực, không cần thiết phải có cả ở bên trái.

2. Biển làn đường dành riêng có thể gộp nhiều loại xe

Biển R.412 vốn được quy định trong Quy chuẩn 41 là mỗi loại xe trong một biển, nhưng thực tế có nhiều đoạn đường các xe được vẽ chung trong một biển, nhiều tài xế cho rằng như vậy là không đúng quy chuẩn nên không có hiệu lực.

Tuy nhiên Bộ cho rằng hiện có nhiều tuyến đường mà một làn cho 2-3 loại phương tiện cùng chạy, vì thế việc ghép chung hình vẽ của các phương tiện vào một biển là đúng, giúp dễ quan sát, bố trí và tiết kiệm kinh phí. Kích thước của biển mở rộng sao cho cân đối.

3. Một số quy định khác

Liên quan đến những điều chỉnh Quy chuẩn 41/2016 còn có một số nội dung khác như: kích thước biển báo có thể điều chỉnh tùy địa hình, không nhất thiết phải đặt biển chỉ dẫn lối đi kèm với biển cấm, vạch kẻ đường vàng để tách hai chiều xe chạy, vạch trắng phân chia làn cùng chiều nhưng nếu chưa vẽ mới kịp thì tài xế tuân theo quy định cũ (vạch vàng cho đường ngoài khu dân cư, vạch trắng trong khu dân cư).

Đánh giá bài viết
1 3.433
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo