Thông tư 80/2015/TT-BGTVT về cấp giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

Tải về

Thông tư 80/2015/TT-BGTVT - Cấp giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

Thông tư 80/2015/TT-BGTVT về cấp giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt có hiệu lực ngày 01/02/2016, quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép liên quan đến hoạt động xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

Thông tư về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đăng kiểm viên đường sắt số 40/2015/TT-BGTVT

Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường trong phát triển hạ tầng giao thông số 32/2015/TT-BGTVT

Thông tư quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản số 26/2015/TT-BTNMT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 80/2015/TT-BGTVTHà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép liên quan đến hoạt động xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép liên quan đến hoạt động xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với đường ngang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong việc cấp Giấy phép liên quan đến hoạt động xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

3. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là khu vực bao quanh công trình nhằm ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định, tuổi thọ của công trình và phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt.

Điều 4. Nguyên tắc cấp Giấy phép

1. Việc cấp Giấy phép phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết về đường sắt do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường sắt, bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

2. Chỉ cấp Giấy phép đối với hoạt động xây dựng công trình mới, công trình tạm, cải tạo, nâng cấp công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt bắt buộc phải xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Điều 5. Công trình được xem xét cấp Giấy phép

1. Công trình được cấp Giấy phép bao gồm:

a) Công trình xây dựng mới: công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình cầu, cầu vượt, hầm, cống; công trình thủy lợi, viễn thông, điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước; đường ống xăng, dầu, khí; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

b) Công trình cải tạo, nâng cấp có thay đổi hình dạng, kích thước, kết cấu chịu lực của công trình hoặc của công trình đường sắt có liên quan;

c) Công trình tạm phục vụ thi công.

2. Công trình được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không được yêu cầu bồi thường.

Chương II

CẤP GIẤY PHÉP LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

1. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Quyết định phê duyệt dự án hoặc văn bản giao nhiệm vụ Chủ đầu tư công trình;

c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định phê duyệt); ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình cải tạo, nâng cấp).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Điều 7. Trình tự, cách thức thực hiện việc cấp Giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp Giấy phép quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm kiểm tra, thông báo và hướng dẫn bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép để bổ sung hoàn thiện (nếu hồ sơ còn thiếu).

3. Sau khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được hoàn thiện, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi hồ sơ để lấy ý kiến (nếu cần) đến các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với công trình trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt quốc gia;

b) Tổ chức quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng đối với công trình trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chuyên dùng.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; quá thời hạn nêu trên, các cơ quan, đơn vị liên quan không có văn bản trả lời thì được coi là đã chấp thuận.

5. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có), căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần) để quyết định cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

6. Thời hạn cấp Giấy phép:

a) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp không phải lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan, không phải kiểm tra hiện trường;

b) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp không phải lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan, nhưng phải đi kiểm tra hiện trường;

c) 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp phải lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và phải kiểm tra hiện trường.

7. Giấy phép được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Thời gian hiệu lực của Giấy phép theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo công trình nhưng không quá tiến độ thi công hạng mục công trình của dự án nằm trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Đánh giá bài viết
1 266
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm