Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT về chứng nhận, công bố hợp quy giống cây trồng

Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT - Chứng nhận, công bố hợp quy giống cây trồng

Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT về chứng nhận, công bố hợp quy giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực ngày 28/01/2016, quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp số 47/2015/NĐ-CP

Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuôi thủy sản số 16/2015/TT-BNNPTNT

Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa số 35/2015/NĐ-CP

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 46/2015/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 05 tháng 4 năm 2004;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mã lô giống là mã được đặt cho một lô giống để nhận biết, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

2. Tiền kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra tính đúng giống và độ thuần, trước khi lô giống đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc trước khi công bố hợp quy.

3. Hậu kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần.

Điều 4. Hình thức và phương thức đánh giá hợp quy

1. Hình thức đánh giá hợp quy:

a) Đối với giống cây trồng nhóm 2 nhập khẩu: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện. Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết quả giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu;

b) Đối với giống cây trồng nhóm 2 sản xuất trong nước: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự thực hiện.

2. Phương thức đánh giá hợp quy giống cây trồng nhóm 2

a) Áp dụng theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất đối với giống cây trồng sản xuất trong nước;
b) Áp dụng theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô giống cây trồng đối với giống cây trồng nhập khẩu.

Điều 5. Tổ chức chứng nhận hợp quy

1. Việc chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng nhóm 2 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).

2. Đối với chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận về giống cây trồng: Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT và có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo (sau đây viết tắt là chứng chỉ đào tạo) về kiểm định hoặc lấy mẫu giống cây trồng theo quy định của Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

Chương II

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 6. Các bước đánh giá hợp quy giống cây trồng sản xuất trong nước

1. Kiểm định ruộng giống theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Lấy mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Thử nghiệm mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

4. Tiền kiểm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

5. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho giống và cấp giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 7. Các bước đánh giá hợp quy lô giống nhập khẩu

1. Lấy mẫu lô giống theo quy định tại Điều 9 Thông tư này tại cửa khẩu hoặc kho của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kho được tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuê.

2. Thử nghiệm mẫu giống:

a) Theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Trường hợp mẫu giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng: Tổ chức chứng nhận báo cáo về Cục Trồng trọt và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu ngay sau khi có kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 8. Kiểm định ruộng giống

1. Kiểm định ruộng giống do người kiểm định có chứng chỉ đào tạo thực hiện.

2. Phương pháp kiểm định ruộng giống theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8550:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống (sau đây viết tắt là TCVN 8550:2011).

3. Biên bản kiểm định lập lần cuối cùng theo nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Ghi chép số liệu tại những lần kiểm định trước đó có chữ ký của người kiểm định và đại diện lô ruộng giống.

Đánh giá bài viết
1 942
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi