Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản

Thông tư 26/2015/TT-BTNMT - Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản

Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, xét theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT.

Thông tư 66/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Mẫu số 01/BVMT: Tờ khai phí bảo vệ môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2015/TT-BTNMTHà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi tắt là đề án chi tiết) và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi tắt là đề án đơn giản).

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHI TIẾT

Điều 3. Đối tượng phải lập đề án chi tiết

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Điều 5. Tham vấn ý kiến về đề án chi tiết

1. Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.

Điều 6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.

Điều 7. Thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;

b) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án chi tiết

1. Sau khi có quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ký, đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án theo mẫu quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt cho chủ cơ sở; gửi một (01) quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi quyết định phê duyệt và đề án chi tiết đã được phê duyệt theo quy định riêng của an ninh, quốc phòng;

Điều 9. Thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê duyệt đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Đầu tư, xây lắp, cải tạo công trình bảo vệ môi trường bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong thời hạn đã được quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;

b) Báo cáo bằng văn bản tiến độ thực hiện đề án chi tiết theo thời hạn quy định tại quyết định phê duyệt đến cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, kiểm tra;

Chương III

LẬP VÀ ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN

Điều 10. Đối tượng phải lập đề án đơn giản

Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị đăng ký đề án đơn giản

1. Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:

a) Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 13. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án đơn giản

1. Sau khi đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký, cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Thực hiện đề án đơn giản

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các nội dung của đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký;

b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, phải dừng hoạt động, thực hiện các biện pháp khắc phục và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động và các cơ quan có liên quan.

2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo đề án đơn giản đã được xác nhận;

b) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của chủ cơ sở.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Chế độ tài chính đối với việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết và việc lập, đăng ký đề án đơn giản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; cơ sở đã được xác nhận đề án đơn giản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo các nội dung, yêu cầu đã phê duyệt, xác nhận.

2. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này và không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm định, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thẩm định, trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký đề án đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận.

Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

Đánh giá bài viết
1 4.757
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo