Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tải về

Nghị định 21/2013/NĐ-CP - Quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ;..

Thông tư 03/2016/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu số 38/2015/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
--------
Số: 21/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác về quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

5. Về đất đai:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý, sử dụng đất đai sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; có ý kiến bằng văn bản về nội dung sử dụng đất trong quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh khung giá các loại đất, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất; thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng bảng giá đất và định giá đất cụ thể; lập bản đồ giá đất; tổng hợp, cung cấp dữ liệu, thông tin về khung giá các loại đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá đất thuộc thẩm quyền;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, thủ tục về hoạt động dịch vụ công trong quản lý, sử dụng đất đai, cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn, kiểm tra việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

i) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

k) Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

l) Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, lưu trữ dữ liệu về đất đai;

m) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

6. Về tài nguyên nước:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm các nguồn nước để bảo đảm việc khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông thuộc phạm vi quản lý của Bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông;

c) Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước nội tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phương án ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định việc phân loại các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, không bao gồm hành lang bảo vệ đê và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về đê điều, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; việc xác định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật;

e) Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sau khi được ban hành; thẩm định sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước theo quy định của pháp luật đối với các dự án xây dựng hồ chứa trên các lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong phạm vi cả nước;

g) Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; lưu trữ, quản lý, công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tình trạng nguồn nước trên các lưu vực sông theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

i) Làm cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; tham gia đàm phán và thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế và tài nguyên nước phù hợp với cam kết, điều ước quốc tế và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

k) Giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, tranh chấp khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.

7. Về địa chất và khoáng sản:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về địa chất và khoáng sản sau khi cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược khoáng sản; quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng;

c) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương;

d) Quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ đã được điều tra đánh gia về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;

đ) Nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy định việc lập, thẩm định dự án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công viên địa chất và tai biến địa chất;

e) Thẩm định đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;

h) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Đánh giá bài viết
1 1.814
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm