Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình

Tải về

Nghị định 15/2013/NĐ-CP - Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng được ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2013, bao gồm các quy định mới quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng, ...

Thông tư 49/2015/TT-BTNMT quy định quản lý, sử dụng, bảo vệ công trình xây dựng đo đạc

Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng

Thông tư 06/2016/TT-BXD Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình đã hết hiệu lực ngày 05/08/2015 vì tổng hợp nội dung của hai Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựngNghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã bãi bỏ toàn bộ nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
---------
Số: 15/2013/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng,

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.

2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.

2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt, trong đó thể hiện kích thước thực tế của công trình.

3. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư, xây dựng công trình gồm: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng.

Điều 4. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

1. Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nghị định này.

2. Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc phải được tuân thủ trong hoạt động xây dựng.

2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét và chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của người quyết định đầu tư.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

3. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

4. Thực hiện khảo sát xây dựng.

5. Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

6. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

7. Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định.

2. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có).

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát.

4. Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.

5. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

3. Lập thiết kế xây dựng công trình.

Điều 18. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết.

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng.

4. Kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Đánh giá bài viết
38 82.102
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm