Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông

Tải về

Nghị định 107/2014/NĐ-CP - Mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông

Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Theo đó, một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ thay đổi theo quy định mới của Chính phủ.

Nghị định về xử phạt vi phạm hành trong chính lĩnh vực giao thông số 171/2013/NĐ-CP

Thông tư hướng dẫn quy định xử phạt vị phạm hành chính số 47/2015/TT-BQP

44 lỗi giao thông khi đi xe máy và mức phạt bạn nên biết

Nghị định hướng dẫn thi hành luật xử lý vi phạm hành chính số 81/2013/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
--------


Số: 107/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 171/2013/NĐ-CP NGÀY 13/11/2013
CỦA
CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

1. Sửa đổi Điểm đ Khoản 3 Điều 16 như sau:

“đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, tự ý lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe vận chuyển khách.”

2. Sửa đổi Khoản 2 Điều 23 như sau:

“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”

3. Sửa đổi Khoản 4 Điều 23 như sau:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc không chằng buộc chắc chắn; xếp hàng trên nóc buồng lái; xếp hàng làm lệch xe.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 10% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

b) Xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo hợp đồng vận tải hoặc Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đến 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 30% đến 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

b) Điều khiển xe quá thời gian quy định;

c) Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60% đến 100% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 50% đến 100% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 100% (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm a Khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 03 tháng;

d) Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định trong thời hạn 01 tháng.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;

b) Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông."

Đánh giá bài viết
20 32.903
Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm