Nhân viên thư viện là công chức hay viên chức 2024?

Nhân viên thư viện là công chức hay viên chức 2024? Nhiều người vẫn không phân biệt được nhân viên thư viện là công chức hay viên chức nhà nước. Chế độ phụ cấp và xếp lương của nhân viên thư viện ra sao? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nhân viên thư viện có phải là viên chức nhà nước?
Nhân viên thư viện có phải là viên chức nhà nước?

1. Phân biệt công chức và viên chức

Để nắm rõ sự khác nhau giữa công chức và viên chức, mời các bạn tham khảo bảng phân biệt công chức - viên chức dưới đây.

Tiêu chíCông chứcViên chức
Khái niệm

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Chế độ làm việcLàm công việc công vụ mang tính thường xuyênLàm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc
Chế độ tiền lươngHưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Chế độ bảo hiểm

- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT (Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014);

- Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT (Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014);

- Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Hình thức xử lý kỷ luật

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Hạ bậc lương.

- Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Giáng chức.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Buộc thôi việc.

Đối với viên chức quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

Ngoài ra có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Vị trí công tác

Làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã

Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Về cấp bậc

Phân thành các ngạch khác nhau

Phân theo các chức danh nghề nghiệp

2. Nhân viên thư viện là công chức hay viên chức?

Hình ảnh minh họa nhân viên thư viện trường học
Hình ảnh minh họa nhân viên thư viện trường học

Theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy nhân viên thư viện là công chức hay viên chức?

Thực tế, đây là vấn đề rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, để phân biệt thì có thể căn cứ vào việc nhân viên thư viện làm việc tại thư viện trường học và được ký hợp đồng lao động dài hạn. Mà trường học công lại là đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, nhân viên thư viện là viên chức.

3. Chế độ làm việc và xếp lương của nhân viên thư viện 2024

3.1. Chế độ làm việc của nhân viên thư viện 2024

- Nhân viên thư viện được hưởng chế độ làm việc như nhân viên làm việc tại trường học và áp dụng quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, thời giờ làm việc bình thường của nhân viên thư viện là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, khuyến khích làm việc 40 giờ/tuần.

- Nếu nhân viên thư viện làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của nhà trường thì được hưởng chế độ thêm giờ. Trong đó:

  • Phải được sự đồng ý của nhân viên;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.

(Theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động)

- Căn cứ Thông tư 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin thì nhân viên thư viện còn được hưởng phụ cấp độc hại.

Mức tính phụ cấp độc hại thực hiện theo Công văn số 2002/SGDĐT-TCCB ngày 28/12/2009

+ Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.

+ Cách tính và chi trả phụ cấp:

  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng ½ ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

3.2. Lương của nhân viên thư viên trường học năm 2024

Điều 9 Thông tư số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện như sau:

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Sau đây là bảng lương cụ thể của nhân viên thư viên trường học năm 2024:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

Nhân viên thư viện hạng II

Hệ số lương

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Mức lương

5960

6466.6

6973.2

7479.8

7986.4

8493

8999.6

9506.2

Nhận viên thư viện hạng III

Hệ số lương

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Mức lương

3486.6

3978.3

4470

4961.7

5453.4

5945.1

6436.8

6928.5

7420.2

Nhận viên thư viện hạng IV

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

Mức lương

2771.4

3069.4

3367.4

3665.4

3963.4

4261.4

4559.4

4857.4

5155.4

5453.4

5751.4

6049.4

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về việc nhân viên thư viện là công chức hay viên chức? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu, Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 1.950
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Bùi Văn Hòa
    Bùi Văn Hòa

    Nhân viên thư viện là viên chức

    Thích Phản hồi 16/06/22
    • Jenifer Hoang
      Jenifer Hoang

      Bổ ích

      Thích Phản hồi 16/06/22
      • Mediterranean sea
        Mediterranean sea

        Giờ mới biết

        Thích Phản hồi 16/06/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm