Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong phẩm chất của một con người. Vậy Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm được hiểu như thế nào. Dưới đây Hoatieu sẽ nêu các định nghĩa và biểu hiện cụ thể nhất để bạn có thể hiểu rõ Thế nào là trách nhiệm.

1. Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là gì?
Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức, nhân cách, một yếu tố gốc, quan trọng bậc nhất của con người. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công.

Trách nhiệm có thể kể đến là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đối với mỗi cá nhân trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người. Người sống có trách nhiệm họ sẽ luôn luôn chủ động trong mọi việc, tự tin phát triển bản thân mình, dám làm những điều mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc đã làm mà không đổ lỗi hay đùn đẩy cho bất kỳ ai.

Ngoài ra, có còn các trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính... Hoatieu sẽ liệt kê định nghĩa từng loại cho các bạn hiểu rõ hơn về phạm trù này cũng như để dễ dàng phân biệt.

1.1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

1.2. Trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự, nhằm mục đích bù đắp tổn hại về vật chất của người bị thiệt hại.

1.3. Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.

1.4. Trách nhiệm hành chính là gì?

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó, do vậy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước Nhà nước.

2. Biểu hiện của trách nhiệm

  • Biết coi trọng thời gian:

Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là người trưởng thành, người sống có trách nhiệm. Đó là bạn biết cách quản lý thời gian – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống mà ai cũng phải biết.

Nếu bạn không biết coi trọng thời gian, có xu hướng lãng phí thời gian, dùng thời gian của mình để làm những việc vô bổ. Thì sẽ khiến cho bạn trở thành một con người thất bại, bạn sẽ trở nên lười biếng, lề mề, hiệu quả công việc không cao.

  • Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được
  • Lập kế hoạch cho mọi thứ: Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ họ làm việc một cách bốc đồng và không có kế hoạch cụ thể. Mà họ luôn cân nhắc mọi vấn đề và lập kế hoạch làm việc cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần mắc phải một sai lầm nhỏ thôi thì cũng có thể kéo theo vô vàn những rắc rối khác, khó có thể sửa chữa lại được.
Biểu hiện của trách nhiệm
Biểu hiện của trách nhiệm
  • Biết cách tập trung: Tập trung để có thể hoàn thành công việc đó tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Người biết cách tập trung làm việc luôn mong muốn sự cầu toàn, không muốn bản thân mắc phải những sai lầm cho dù là nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan.
  • Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác: Những người có tinh thần trách nhiệm họ cũng sẽ không bao giờ đổ lỗi cho những người xung quanh. Bạn không chủ động đi làm sớm nên đừng đổ lỗi cho tắc đường; bạn bị điểm kém là do bạn lười học nên đừng đổ lỗi cho các thầy cô không biết dạy học,… Cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi tốt hơn nếu như bạn ngưng đổ lỗi cho người khác và sống có trách nhiệm hơn.
  • Không than thở và không viện cớ: Than thở là một biểu hiện xấu của những người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về công việc, về sếp, về thời tiết,… than thở để đổ lỗi cho bất kỳ cái gì khác. Những người sống có trách nhiệm thay vì than thở họ sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục.
  • Thừa nhận sai lầm: Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách tận dụng triệt để sai lầm của mình để phát triển bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm của mình thành bài học kinh nghiệm đáng quý mà nó còn mang tính bước ngoặt giúp cho bạn không mắc phải những lỗi như vậy thêm một lần nào nữa. Một người sống có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý.

3. Làm thế nào để trở thành một người sống có trách nhiệm?

3.1. Rèn luyện kỷ luật

Nếu bạn muốn trở thành người sống có trách nhiệm thì bạn nên rèn luyện và thực hành tính kỷ luật. Tức là bạn cần phải biết công việc này cần phải làm những gì? Trình tự công việc ra sao? Phải mất bao lâu để hoàn thành công việc này?…

Để làm được điều đó thì bạn hãy lập cho mình một danh sách những công việc cần phải làm trong một ngày, một tuần, một tháng,… cố gắng hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu càng sớm càng tốt.

3.2. Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn

Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải học cách xử lý, giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, có nghĩa là bạn phải linh hoạt biết cách xử lý khi khó khăn ập tới bất ngờ. Trước những tin khủng khiếp, bạn cần phải biết cách giữ bình tĩnh và tìm ra cách xử lý. Bạn sẽ không thể giải quyết khó khăn ngay lần đầu tiên nhưng nó sẽ là bài học cho bạn phát triển bản thân, học được cách bình tĩnh, suy nghĩ lý trí trong tình huống khủng hoảng.

3.3. Thành thạo làm nhiều việc cùng một lúc

Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, có khả năng điều phối những việc xung quanh mình. Có thể ôn hòa các công việc cùng một lúc chăm sóc gia đình, thành công ở nơi làm việc, có khả năng nhớ các hóa đơn thanh toán đúng hạn,… Nhưng khi làm nhiều việc cùng một lúc bạn nên nhớ những việc cần ưu tiên và những việc có thể hoàn thành sau, hãy cân nhắc điều này.

3.4. Học cách quản lý tiền bạc

Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm
Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm

Bạn đừng nghĩ điều này không quan trọng, người có trách nhiệm luôn biết cách quản lý tiền bạc thông minh nhất. Nếu bạn cảm thấy bạn đang chi tiêu không hợp lý, hãy ngồi lại với đống hóa đơn, xem xét lại việc chi tiêu của mình, lên danh sách các món đồ mình đã chi tiêu không hợp lý, từ đó đề ra kế hoạch chi tiêu khoa học hơn. Chịu trách nhiệm về tài chính của mình sẽ giúp cho bạn biết cách chi tiêu điều độ, hợp lý.

3.5. Nhận phản hồi, phê bình nghiêm túc

Người có trách nhiệm là người luôn cởi mở với những lời phê bình, thừa nhận những phản hồi hợp lý từ mọi người giúp cho bạn tiến bộ hơn. Nếu bạn muốn là người có trách nhiệm khi ở trường thì bạn nên lắng nghe những gì giáo viên góp ý. Hãy lắng nghe cấp trên đề cập đến những vấn đề cần phải nỗ lực nếu bạn trở thành người có trách nhiệm trong công ty. Nếu bạn bè có nói đến những khuyết điểm của bạn, hãy thẳng thắn tiếp nhận và sửa chữa chúng. Đừng bao giờ bác bỏ những ý kiến góp ý muốn tốt cho bạn, hãy nhận nó như một bài học quý giá.

3.6. Tránh trì hoãn

Những người vô trách nhiệm thường hay tìm cách trì hoãn công việc. Người có trách nhiệm sẽ không bao giờ muốn trì hoãn công việc, luôn luôn mong muốn hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như nếu bạn có bài kiểm tra vào đầu tuần sau, hãy cố gắng ôn tập kiến thức từ vài tuần trước, đừng để ngày mai thi, đêm nay thức trọn cả đêm để ôn tập. Hãy lập ra kế hoạch học tập cụ thể, đừng bao giờ trì hoãn chúng.

Trên đây là những chia sẻ của Hoatieu về Trách nhiệm là gì? Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm. Qua những định nghĩa và biểu hiện về trách nhiệm ở trên, mong rằng bạn cũng đã có lời giải đáp tổng quát nhất cho câu hỏi Thế nào là trách nhiệm? Mời các bạn cùng tham khảo bài Thế nào là yêu nước và các bài viết hữu ích khác trên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
3 72
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm