Cháo cúng cô hồn xong làm gì?

Cháo loãng là một lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7. Vậy cúng cô hồn xong thì cháo cúng cô hồn để làm gì? Đây là điều được nhiều bạn đọc thắc mắc Hoatieu xin được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Cúng cô hồn hàng tháng và cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7 là một phong tục truyền thống được nhiều gia đình người Việt vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Tuy nhiên để nắm được nghi thức cúng cô hồn sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Sau đây là một số điều cần biết trước khi thực hiện lễ cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nghi thức cúng cô hồn

Lễ vật cúng cô hồn

- Muối gạo (1 đĩa).

- Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- 12 cục đường thẻ.

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, thường là tiền mệnh giá nhỏ).

- Nước: 3 ly nhỏ.

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- 3 cây nhang.

- 2 ngọn nến nhỏ.

- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

>> Lưu ý: Để cách cúng cô hồn đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3 - 5 - 7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Còn phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

Cúng cô hồn trong nhà hay ngoài trời

Mâm cúng cô hồn thường được đặt ở bên ngoài trời, bởi các cô hồn lang thang bên ngoài (ma đói) nên cúng ngoài trời họ mới nhận được lễ vật.

Tục lệ cúng cô hồn

Ở một số vùng miền còn có tục lệ giật đồ cúng, nghĩa là gia chủ sau khi cúng xong sẽ không bê mâm cúng vào trong nhà của mình mà sẽ để lại ngoài sân, những người ở gia đình khác sẽ đến và giành giật mâm cúng này. Khi người ta đang giành giật thì chủ nhà vứt bánh kẹo và tiền cho họ.

Nếu càng nhiều người đến giành giật mâm cúng thì đó là điều tốt cho gia chủ. Vì coi như những người đó đã mua chuộc được các cô hồn, để các cô hồn không quấy phá gia chủ nữa.

Vì sao phải có cháo loãng trong lễ cúng cô hồn?

Trong danh sách các đồ lễ chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn chúng ta luôn thấy, bên cạnh các loại bánh kẹo gạo muối ngô khoai thì một nồi cháo to hoặc chè luôn là món cúng nhất thiết không thể thiếu. Theo các cụ xưa:

Các món bỏng nẻ, khoai, sắn, ngô, kẹo bánh, sữa, bim bim… được coi là để cúng các thai nhi, em bé bị mẹ bỏ rơi.

Cháo loãng, nước mía, chè.... được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn.

Vì sao? Vì theo thuyết nhà Phật, những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp chỉ có thể ăn cháo loãng chứ không thể nuốt được thức ăn thông thường. Vậy nên các mâm cúng cô hồn không thể thiếu cháo loãng là vì vậy.

Cúng cô hồn mấy chén cháo?

Thông thường tại các đình đền, chùa thì mọi người sẽ múc cháo ra các chén nhỏ để khắp mâm cúng, còn lại một nồi cháo to sẽ để nguyên. Tuy nhiên, tại gia đình thì chúng ta nên múc ra khoảng 12 chén cháo nhỏ, đặt xen kẽ trong môm cúng cô hồn. Phần cháo còn lại cứ để trong xoong hoặc có thể múc ra bát to, để dưới mâm cúng.

Khi đã gần xong lễ Xá tội vong nhân, các gia chủ thường vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn. Sau khi cúng xong, nên đốt vàng mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay, không lẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.

2. Cháo cúng cô hồn xong thì làm gì?

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người), những phẩm vật, đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch và đồ cúng chúng sinh các loại đều để ở ngoài trời lâu, chờ nhang tàn hết mới dọn vào nên dễ bị nguội lạnh. Mâm cúng cô hồn thường đặt ở vị trí rất thấp, thậm chí đặt luôn dưới nền đất, sân nhà. Đồ ăn có thể bị bụi bặm, ruồi bọ hoặc kiến… bu vào, không còn sạch sẽ nên hầu hết mọi người ngại bẩn, không dám ăn và cũng không nên ăn.

Vậy cháo cúng cô hồn có ăn được không? Tất nhiên là ăn được, tuy nhiên như đã nói ở trên - chúng ta hạn chế ăn. Nếu có thể hãy đổ cháo xuống sông hoặc ao hồ cho cá ăn, hoặc cho các gia đình nuôi lợn gà để làm thức ăn chăn nuôi.

Với những vật phẩm khác như bánh kẹo có vỏ bọc, trái cây vẫn còn ăn được, nếu gia chủ không dùng thì đem cho người khác hoặc bỏ vào thùng nước gạo, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

3. Lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7

Các cụ xưa thường dặn dò con cháu một số điều cần phải biết khi làm lễ cúng cô hồn tại gia như:

- Mâm cúng cô hồn nên là đồ chay, vì theo thuyết nhà Phật cúng chay để các cô hồn bớt sân hận. Đồ mặn sẽ khơi dậy tham luyến khiến các cô hồn luyến tiếc dương thế và khó siêu thoát.

- Khi cúng cô hồn, gia chủ nên dặn trẻ con không nên chơi đùa quanh chỗ cúng, trước hết là không ảnh hưởng tới mâm lễ (làm đổ lễ, ngã hỏng đồ lễ…). Sau là tránh cho trẻ con yếu “vía”, dễ bị những cô hồn trêu chọc...

- Phụ nữ có thai, người già cũng không nên có mặt khi đang cúng cô hồn.

- Còn người bình thường, kể cả người đứng cúng xong cũng không nên đứng trước lối ra vào để tránh đường cho ma quỷ vào hưởng đồ cúng cô hồn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 7.397
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi