Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm thường được các gia đình chuẩn bị mâm cỗ bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và xá tội vong nhân. Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 sao cho đầy đủ, chi tiết nhất.

Vào dịp rằm tháng 7, các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị mâm cỗ cúng với mục đích cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn không nhà cửa, đi lang thang. Điều quan trọng trong lễ cúng ngày rằm tháng 7 đó là sự thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên. Bài viết dưới đây, Hoatieu.vn sẽ giới thiệu tới các bạn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng thờ Phật, mâm cúng trong nhà, mâm cúng chúng sinh ngoài trời cùng những lưu ý khi cúng.

1. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày đó.

Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.

Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 trong các ngày từ 2-14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được.

Việc cúng như vậy là do quan niệm từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.

2. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

2.1. Mâm cỗ chay thờ Phật

Với những gia đình theo đạo Phật, vào ngày rằm tháng 7 thì mâm cỗ chay thờ Phật không thể thiếu. Bạn có thể làm những món chay phong phú đa dạng theo gợi ý như sau:

- Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen

- Giò, chả chay

- Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm

- Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen

- Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay

- Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7 thần linh và gia tiên

Cúng thần linh hay tổ tiên bạn chuẩn bị cỗ mặn để nhớ đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

- Gà ta luộc (Chọn gà trống từ 1,3-1,5kg)

- Xôi vò/ Xôi đỗ xanh/ Xôi dừa/ Xôi gấc

- Nem rán

- Canh rau củ thập cẩm/ Canh nấm mọc/ Canh sườn bí đao

- Giò lụa

- Nộm gà xé phay/ Nộm đu đủ bò khô/ Nộm hoa chuối/

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 

2.2. Mâm cỗ cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Mâm cỗ cúng trong nhà

2.3. Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chúng sinh

Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần với những linh hồn còn vương vấn cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng thường được đặt ngoài trời trước cửa nhà vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15/7 âm lịch. Sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thường là đồ chay bao gồm:

- Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

- Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ)

- Hoa quả (chuẩn bị 5 loại quả)

- Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau

- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo

- Tiền vàng

- Nước

- 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chúng sinh

3. Những lưu ý làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7

- Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa.

- Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

- Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Văn khấn Rằm tháng 7

Đánh giá bài viết
2 1.413
0 Bình luận
Sắp xếp theo