Người Mông dựng cây nêu vào ngày lễ nào để cầu mong an lành gia đình?
Lễ hội dựng cây nêu của người H'mông
Cây nêu là một biểu tượng dân gian xa xưa đã có và lưu giữ đến tận bây giờ của người dân tộc Mông. Vậy, Người Mông dựng cây nêu vào ngày lễ nào để cầu mong an lành gia đình? Cùng đọc bài viết này của Hoatieu.vn để có câu trả lời bạn nhé.
1. Vài nét về dân tộc H'mông
Người H’mông có một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật.
Dân tộc H'mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc H’mông thuộc nhóm ngôn ngữ: H’mông - Dao. Người H’mông (từ Quí Châu - Vân Nam - Quảng Tây - Trung Quốc) di cư vào Việt Nam cách nay khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX. Người H’mông vào Việt Nam là do nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc H’mông), để giành quyền cai trị đất nước, làm người H’mông phải di cư đi khắp nơi.
Dân tộc H'mông cư trú gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hoá H’mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hoá Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển “hòa nhập” mà không bị hòa tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hóa sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy.
2. Ngày lễ dựng cây nêu để cầu mong an lành là lễ hội gì?
Vào dịp tết là thời khắc sum vầy, cũng là để xua tan hết mọi buồn tủi và những điều không may một năm vừa qua, đón chào năm mới cầu mong sự bình an, hạnh phúc.
Người Mông sẽ làm lễ dựng cây nêu vào ngày lễ này để cầu mong an lành cho gia đình đó chính là lễ hội Gầu Tảo.
Cây nêu trong lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất, nguyện cầu sinh con, vụ mùa bội thu. Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới. Theo truyền thuyết, cây nêu được phục dựng với mục đích ban đầu nhằm không cho quỷ dữ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi con người cư ngụ. Tuy nhiên, theo thời gian, địa phương, dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết, ngày xuân đã trải rộng hơn.
Lễ dựng cây nêu bắt đầu từ nghi lễ chặt tre, người chủ lễ làm lễ, cầm ô che, vừa hát bài "chía dìn sê” (chặt cây nêu) vừa đi quanh gốc tre, sau mỗi vòng lại chặt một nhát. Hết bài hát, mọi người chặt tiếp để sao cho tre được đổ về phía mặt trời mọc và có người đỡ lên vai để tre không chạm đất. Sau đó, thân tre được tỉa nhẵn, còn ngọn để nguyên cành lá tượng trưng cho "bờm rồng” hay sự linh thiêng. Chủ lễ che ô cho cây, hát bài "cứ dìn sê” (vác cây nêu) để mọi người vác ra bãi hội, gốc hướng phía trước, ngọn phía sau, không chạm đất và không nghỉ giữa đường. Đến bãi hội, mọi người đào lỗ cắm cây tre, lúc này gọi là cây nêu và không trùng với lỗ của năm trước.
Từ lâu, lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa của người Mông. Lễ hội Gầu Tào đã được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 12/2012. Năm 2017, lần đầu tiên UBND tỉnh cho chủ trương phục dựng lễ hội Gầu Tào. Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông xã Pà Cò, huyện Mai Châu năm 2017 được phục dựng và tổ chức tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò. Lễ hội phục dựng được sự tham gia, giúp đỡ tích cực của các già làng, trưởng bản, bà con 2 xã và cán bộ chuyên môn Sở VH-TT&DL, Phòng VH-TT huyện Mai Châu đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Món ăn không thể thiếu của người Nùng, Cách rửa tay đúng cách từ chuyên mục Tài liệu của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn hóa
Đặc điểm chung về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ
Câu đố vui ngày thành lập Đoàn 26/3 hay nhất
Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu an toàn giao thông 2020
Diễn văn khai mạc đại hội Công Đoàn 2024 hay nhất
Cách đăng ký cuộc thi học và làm theo Bác 2024
Ca dao tục ngữ về tự lập, tự chủ 2024