Cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu Rằm tháng Tám 2024 đúng chuẩn
Cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu Rằm tháng Tám là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Vào ngày này các gia đình Việt thường sắm mâm cỗ, mâm ngũ quả để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Sau đây HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc Văn khấn, mâm cúng, cách cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu Rằm tháng Tám 2023 chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị mâm cơm cúng đủ đầy và bày tỏ lòng thành kính trước ông bà, tổ tiên đã khuất vào ngày Rằm tháng 8 tới đây.
Hướng dẫn cúng rằm Trung thu
1. Mâm cỗ cúng rằm tháng 8 Tết Trung thu 2023
Mâm lễ cúng Trung thu thì tùy theo địa lý mỗi vùng miền và phong tục tập quán mà có sự khác nhau giữa mỗi địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung tại khắp nơi trên cả nước vào ngày rằm trung thu mâm cúng mỗi gia đình đều không thể thiếu được những thứ sau: Bánh trung thu: gồm bánh nướng và bánh dẻo, mâm ngũ quả, hoa tươi, xôi chè, nhang đèn, hương nến,...
4 thứ cần có trên mâm cỗ cúng rằm tháng 8 Tết Trung thu 2023
Bánh trung thu
Được xem là món bánh truyền thống trong các dịp lễ trung thu hàng năm, bánh trung thu với 2 hình dáng vuông và tròn tựa như trời và đất mang đế cho gia chủ sự thành khẩn, muốn hướng những điều tốt đẹp nhất để dâng lên tổ tiên. Hiện nay, có nhiều loại bánh trung thu khác nhau như chay hay mặn và cũng tùy vào từng gia đình mà lựa chọn loại bánh phù hợp.
Có một thực tế là không phải tất cả mọi người đều thích ăn cả bánh nướng lẫn bánh dẻo. Nhưng khi mua đồ thắp hương gia, chủ đều sẽ mua cả cặp bánh nướng lẫn bánh dẻo để tượng trưng cho sự đủ đầy, viên mãn, một mùa đoàn viên vui vẻ, hạnh phúc...
Mâm ngũ quả trung thu: các loại trái cây, hoa quả.
Các mâm cỗ truyền thống thường có các loại hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím, những loại trái cây này tạo nên vẽ đẹp riêng biệt cho mâm cỗ ngày rằm tháng 8. Tùy theo từng vùng mà mâm cỗ miền Bắc, Trung, Nam cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Xôi cơm
Xôi cơm được làm từ 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Món ăn này mang hương vị thơm ngon từ đất trời ngoài ra nó còn thể hiện, ý muốn quay quần bên nhau của gia đình trong ngày trung thu.
Các loại đèn truyền thống
Một thứ không phải thức ăn nhưng không thể thiếu trong rằm trung thu tháng 8 là những chiếc đèn ông sao xinh xinh. Những chiếc đèn ông sao là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ trung thu cũng như hoa mai, hoa đào ngày tết vậy.
2. Văn khấn Rằm tháng 8 cúng Tổ tiên theo văn khấn cổ truyền (2 mẫu)
1.1. Văn khấn Tổ tiên ngày Rằm tháng 8 số 1
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là: ..............Tuổi:............
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
2.2. Văn khấn Thổ Công và gia tiên ngày rằm tháng 8 số 2
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
3. Cúng Rằm tháng 8 năm 2023 vào giờ nào đẹp nhất?
Chọn giờ đẹp để cúng Rằm tháng 8 sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, phước lành trong năm. Dưới đây là các khung giờ đẹp:
- Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.
- Giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.
- Giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lễ, Tết cổ truyền
Văn khấn Tết Thanh Minh tại nhà 2023
Ngày đẹp khai xuân đầu năm 2023 - Ngày tốt khai xuân Quý Mão
Top 50+ Lời chúc ngày Quốc khánh 2/9 2024 ấn tượng, vui vẻ nhất
Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu?
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024
Tài lộc của 12 con giáp Tết âm lịch 2022: Ai là đại gia đầu năm?