Tổng hợp câu đố về Trung thu hay nhất 2024
Tết Trung Thu là một ngày Tết lớn được các em nhỏ ngóng chờ. Trong mỗi dịp tết Trung thu, trước những mâm cỗ trông trăng, mọi người thường chia sẻ với nhau những câu đố thú vị về Trung thu.
Trong các hoạt động của lễ hội Trăng rằm không thể thiếu những trò chơi hấp dẫn, bài hát vui nhộn và những câu đố dí dỏm, thú vị. Các câu đố vui Trung Thu hay và hấp dẫn này sẽ giúp cho các bé có cơ hội trổ tài, thể hiện sự thông minh, nhanh trí của mình. Qua đó tìm hiểu được các phong tục truyền thống của Tết Trung thu.
Câu đố vui về Tết Trung thu
Những câu đố vui trung thu thử tài các em thiếu nhi và có phần thưởng sẽ là trò chơi mà các em rất yêu thích. Bạn có thể tổ chức trò chơi này dễ dàng với các câu hỏi sẵn có dưới đây, nên có thêm phần thưởng cho những em trả lời đúng là những phần quà nhỏ như: bút chì, vở, cặp tóc cho bạn nữ, bánh kẹo... sẽ tăng sự hào hứng và tham gia của các bé hơn.
1. Những câu hỏi về Trung thu bằng tiếng Anh
Trong ngày tết Trung thu, bên cạnh những mâm cỗ Trung thu được bày biện đẹp mắt và hấp dẫn thì các phần thi đố vui tết trung thu sẽ giúp cho ngày lễ Trung thu của các em thiếu nhi thêm vui nhộn và rộn ràng tiếng cười. Ngoài các câu đố vui về Trung thu bằng tiếng Việt, Hoatieu xin chia sẻ thêm đến các bạn đọc các câu hỏi về Trung thu bằng tiếng Anh vừa giúp các em có thêm những hiểu biết về ngày tết Trung thu lại vừa nâng cao vốn từ vựng cũng như kĩ năng môn tiếng Anh của mình.
1. What is the Mid-Autumn Festival?
Trả lời
The Mid-Autumn Festival, also known as the Mooncake Festival, is a traditional festival celebrated by East Asian communities, particularly in China, Vietnam, and Taiwan. It is held on the 15th day of the 8th lunar month, when the moon is at its fullest and brightest.
Dịch
Lễ Trung thu là gì?
Lễ Trung Thu, còn được biết đến với tên gọi Lễ Bánh Trung Thu, là một lễ hội truyền thống được tổ chức bởi các cộng đồng châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng đạt đến độ tròn và sáng nhất.
2. How do people celebrate the Mid-Autumn Festival?
Trả lời
People celebrate the Mid-Autumn Festival by gathering with family and friends for feasting, lantern parades, and moon gazing. They also enjoy traditional activities such as making and sharing mooncakes, lighting lanterns, and performing dragon dances.
Dịch
Người ta tổ chức Lễ Trung Thu như thế nào?
Mọi người tổ chức Lễ Trung Thu bằng cách tụ họp với gia đình và bạn bè để thưởng thức các món ăn, dàn đèn lồng và ngắm trăng. Họ cũng tham gia vào các hoạt động truyền thống như làm và chia sẻ bánh trung thu, đốt đèn lồng và biểu diễn múa rồng.
3. What are some traditional foods eaten during the Mid-Autumn Festival?
Trả lời
Traditional foods eaten during the Mid-Autumn Festival include mooncakes, pomelos, taro, and various kinds of fruits. Mooncakes, in particular, are round pastries filled with sweet bean paste, lotus seed paste, or salted egg yolk, and are often intricately decorated.
Dịch
Các món ăn truyền thống nào được thưởng thức trong Lễ Trung Thu?
Các món ăn truyền thống được thưởng thức trong Lễ Trung Thu bao gồm bánh trung thu, bưởi, khoai môn và nhiều loại hoa quả khác. Bánh trung thu, đặc biệt là, là những chiếc bánh tròn được nhồi với nhân đậu ngọt, nhân hạt sen hoặc lòng đỏ trứng muối, và thường được trang trí tinh tế.
4. Why is the full moon significant during the Mid-Autumn Festival?
Trả lời
The full moon is significant during the Mid-Autumn Festival because it symbolizes reunion and completeness. Families believe that the full moon represents unity and harmony, making it an auspicious time for family gatherings and expressing gratitude.
Dịch
Tại sao trăng tròn có ý nghĩa quan trọng trong Lễ Trung Thu?
Trăng tròn có ý nghĩa quan trọng trong Lễ Trung Thu vì nó tượng trưng cho sự đoàn tụ và hoàn chỉnh. Gia đình tin rằng trăng tròn biểu hiện sự đoàn kết và hòa thuận, làm cho nó trở thành một thời điểm tốt lành để sum họp gia đình và biểu lộ lòng biết ơn.
5. What are some customs associated with the Mid-Autumn Festival?
Trả lời
Customs associated with the Mid-Autumn Festival include giving and receiving red envelopes filled with money (known as “lì xì” in Vietnamese), admiring the moon with loved ones, carrying lanterns, and enjoying outdoor activities such as moonlit picnics or performances. Additionally, folklore and legends about the moon rabbit and Chang’e, the goddess of the moon, are often shared during this time.
Dịch
Các phong tục nào liên quan đến Lễ Trung Thu?
Các phong tục liên quan đến Lễ Trung Thu bao gồm việc tặng và nhận lì xì, ngắm trăng cùng người thân, mang đèn lồng và thưởng thức các hoạt động ngoài trời như dã ngoại dưới ánh trăng hoặc biểu diễn. Ngoài ra, các truyền thuyết và truyền thống về thỏ trăng và Chị Hằng Nga, nữ thần trăng, thường được chia sẻ trong thời gian này.
2. Câu đố về Trung thu cho trẻ mầm non
Câu 1. Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?
- Con mèo
- Con thỏ
- Con nai
2. Thơ hỏi con gì?
“Con gì lông vằn mắt xanh.
Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi.
Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi.
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?”
- Con cáo
- Con báo
- Con ngựa
- Con hổ
3. Ba con vật mà bé thường thấy trong các điệu múa đêm rằm Trung thu là?
- Lân – Phụng – Rồng
- Lân – Sư tử – Rồng
- Lân – Rắn – Rồng
- Lân – Phượng hoàng – Rồng
4. Con gì ăn cỏ, đầu có 2 sừng, lỗ mũi buộc thừng, kéo cày rất giỏi?
- Con trâu
- Con gấu
- Con lợn
- Con dê
3. Những câu đố dịp Trung thu thú vị
1. Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?
a. Tết Trông Trăng
b. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
2. Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?
a. Việt Nam
b. Trung Quốc
c. Nhật Bản.
3. Ngày Tết Trung Thu được mừng ở những quốc gia nào?
a. Các quốc gia Đông Nam Á
b. Tất cả các quốc gia Châu Á.
c. Phần lớn ở các quốc gia Đông Á.
4. Vì cao các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ không mừng Tết Trung Thu?
a. Vì họ không thích
b. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.
5. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?
a. Thiếu niên nhi đồng
b. Tất cả mọi người
c. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên
6. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?
a. Chị Hằng và Thỏ ngọc
b. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
c. Chú Cuội và chị Hằng.
7. Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng?
a. Chị Hằng
b. Chú Cuội
c. Thiên Lôi.
8. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?
a. Cây sung
b. Cây Đa
c. Cây Bồ Đề.
9. Khi bị kéo lên Cung Trăng, Chú Cuội mang theo vật gì?
a. Cây sáo
b. Cây búa
c. Cây rìu.
10. Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất?
a. Chiếc đèn ông sao
b. Múa sư tử
c. Rước đèn tháng Tám.
4. Câu đố trung thu hài hước và ý nghĩa về bánh
1. A. Trăng tròn đất vuông
B. Trời vuông đất tròn
C. Trời tròn đất vuông
=> Đáp án: C. Trời tròn đất vuông
2. Bánh gì cả ổ to?
=> Đáp án: Bánh mì
3. Bánh gì khoe dịp Tết?
=> Đáp án: Bánh pháo
4. Bánh gì ở trong người?
=> Đáp án: Bánh chè
5. Bánh gì ưa tắm ướt?
=> Đáp án: Bánh tráng
6. Bánh gì tuôn ra báo?
=> Đáp án: Bánh in
7. Bánh gì phải vô khuôn?
=> Đáp án: Bánh đúc
8. Bánh gì rất rẻ?
=> Đáp án: Bánh bèo
9. Bánh gì chẳng khoái đi?
=> Đáp án: Bánh chạy
10. Bánh gì quá mập?
=> Đáp án: Bánh ú
11. Mỗi năm chỉ có một lần, Em về cùng trẻ quây quần chơi trăng - Là bánh gì?
=> Đáp án: Bánh Trung thu
12. Bánh trung thu nhân ngọt hay nhân mặn có trứng?
=> Đáp án: Cả nhân mặn và nhân ngọt đều có trứng
13. Bánh trung thu nhân ngọt hay nhận mặn có trứng cút?
=> Đáp án: Bánh trung thu không có trứng cút
14. Bánh trung thu nhân ngọt hay nhân mặn có trứng muối?
=> Đáp án: Bánh trung thu nhân mặn và nhân ngọt
15. Bánh trung thu là bánh do ông Trung hay bà Thu làm?
=> Đáp án: Không phải ông Trung, bà Thu.
5. Câu đố vui trung thu cho thiếu nhi
1. Câu thơ sau Bác Hồ viết trong dịp trung thu năm nào?
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.
A. 1951
B. 1964
C. 1968
=> Đáp án: A. 1951
2. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt?
A. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu
B. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân
C. Rước Đèn và Múa Lân
=> Đáp án: C. Rước Đèn và Múa Lân
3. Mặt Trăng quay xong một vòng quanh Trái Đất phải mất bao lâu?
A. 29 ngày
B. 30 ngày
C. 31 ngày
=> Đáp án: A. 29 ngày
4. Tự mình Mặt Trăng có ánh sáng không?
A. Có
B. Không
=> Đáp án: B. Không
5. So với Trái Đất, Mặt Trăng lớn hơn hay nhỏ hơn?
A. Nhỏ hơn
B. Lớn hơn
C. Bằng nhau
=> Đáp án: A. Nhỏ hơn
6. Trên Mặt Trăng có nước không?
A. Có
B. Không
=> Đáp án: B. Không
7. Vì sao Mặt Trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?
A. Vì Mặt Trăng bị méo
B. Vì Mặt Trăng bị mặt trời che khuất
C. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng mỗi lúc mỗi khác
=> Đáp án: C. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng mỗi lúc mỗi khác
8. Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi nào?
A. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng
B. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng
C. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên một đường thẳng
=> Đáp án: A. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng
9. Trong tháng, chính xác ngày nào ta không thấy Mặt Trăng?
A. Ngày 30
B. Ngày cuối tháng
C. Ngày đầu tháng
=> Đáp án: B. Ngày cuối tháng
10. Quả gì của đấng mày râu
Mà suy mà yếu vợ rầu gấp ba?
=> Đáp án: Quả thận
11. Quả gì các mợ các bà
Đụng tới nước mắt chan hòa như mưa?
=> Đáp án: Quả ớt
12. Quả gì của kẻ dối gian
Bị vợ nhìn thấy hoang tàn bẻ dâu?
=> Đáp án: Quả lừa
13. Quả gì mát lạnh bàn tay
Cắn vào một miếng bảy ngày ê răng?
=> Đáp án: Quả đấm
14. Quả gì lắm múi nhiều khe
Anh hùng hào kiệt thoáng nghe chạy dài?
=> Đáp án: Quả khế
15. Câu hát"Bóng trăng trắng ngà có cây đa ta, có thằng Cuội già ôm một mối mơ"thuộc bài hát nào?
=> Đáp án: Thằng Cuội
16. Câu hát "Trăng trung thu, trăng phá cỗ, Trang rước đèn, trăng thi hát"thuộc bài hát nào?
=> Đáp án: Hội Trăng Rằm
17. Câu hát "Tết Trung thu rước đèn đi chơi, Em rước đèn đi khắp phố phường"nằm trong bài hát nào?
=> Đáp án: Rước đèn tháng tám
18. Câu hát "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao"thuộc bài hát nào?
=>Đáp án: Đếm sao
19. Câu hát "Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu"thuộc bài hát nào?
=> Đáp án: Chiếc đèn ông sao
20. Thành phố nào xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam về lễ hội rước đèn trung thu
=> Đáp án: Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Lễ hội rước đèn Trung thu thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một lễ hội tôn vinh những giá trị truyền thống đã xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất ở Việt Nam” và cũng được công nhận là “Lễ hội văn hoá đặc sắc và thành công nhất trong ngành du lịch Việt Nam”.
21. Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm trung thu là những con vật nào?
=> Đáp án: Lân, sư tử, rồng
22. Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào?
=> Đáp án: Phạm Tuyên
22. Bánh trung thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì?
=> Đáp án: Trời tròn đất vuông.
- Trời tròn tượng trưng cho mặt trăng đêm rằm tháng 8 tròn đầy, là hình ảnh của sự viên mãn, hạnh phúc đủ đầy, gia đình sum vầy.
- Đất vuông tượng trưng cho hình dánh mặt đất, sự tự do, hành phúc của con người.
23. Tác giả bài hát Thằng Cuội?
=> Đáp án: Lê Thương
6. Đố vui trung thu về các loại quả
Một vài câu đố vui thú vị dành cho các phụ huynh để giao lưu với chương trình, tạo nên sự gần gũi giữa phụ huynh các bé với trường học, địa phương nơi đã tổ chức ra chương trình. Câu hỏi đố vui về các loại quả chắc chắc sẽ là những câu hỏi giúp cho các phụ huynh và các bé có thể vận dụng, làm vốn để sử dụng trong những cuộc vui khác nữa. Mời bạn đọc tham khảo nhé.
1. Quả gì của đấng mày râu
Mà suy mà yếu vợ rầu gấp ba?
2. Quả gì của kẻ dối gian
Bị vợ nhìn thấy hoang tàn bẻ dâu?
3. Quả gì các mợ các bà
Đụng tới nước mắt chan hòa như mưa?
4. Quả gì lắm múi nhiều khe
Anh hùng hào kiệt thoáng nghe chạy dài?
5. Quả gì mát lạnh bàn tay
Cắn vào một miếng bảy ngày ê răng?
6. Quả gì hạt chứa màn đêm
Ruột da khi chín chứa thêm mặt trời?
7. Quả gì trong bụng toàn hơi
Bạn cùng sân cỏ luôn buồn vui chân người?
8. Quả gì khi chín đen thui
Gội đầu dùng nó nức mùi thơm xa?
9. Quả gì gợi nhớ mẹ ta
Khi ăn bạ nhớ phải xoa cho mềm?
10. Quả gì sừng sững ngàn năm
Nuôi cây dưỡng thú hiên ngang giữa trời?
11. Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn son?
Đáp án:
1. Quả thận
2. Quả lừa
3. Quả ớt
4. Quả khế
5. Quả đấm
6. Quả gấc
7. Quả bóng
8. Quả bồ kết
9. Quả vú sữa
10. Quả núi
11. Quả vải
7. Câu đố vui hài hước
Dưới đây là các câu đố ngắn gọn, đơn giản không theo bất cứ chủ đề nào, các bé và phụ huynh có thể dễ dàng suy luận theo logic, lối tưởng tượng của mình mà không bị gò bó theo một khuôn mẫu nào cả. Hơn nữa, câu đố và cách suy nghĩ trả lời rất thực tế, gắn liền với đời sống thường ngày. Mời bạn đọc tham khảo nhé.
1. Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?
⇒ Đáp án: Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu
2. Con gì mà lúc lên, lúc xuống nhưng nó không bao giờ chuyển động hay nhúc nhích đi đâu được
⇒ Đáp án : Con đường.
3. Khi sở thú bị cháy con gì chạy ra nhanh nhất và đầu tiên
⇒ Đáp án : Con người
4. Đen thủi đen thui, dao gơm không sợ, sợ dùi cui đập đầu.
⇒ Đáp án: Hại tiêu
5. Ăn trước mà lại ăn thừa, mỗi ngày hai bữa sớm trưa nhọc nhằn. Là cái gì?
⇒ Đáp án: Bát đĩa
6. Đi đứng mệt mỏi là bánh gì?
⇒ Đáp án: Bánh bò
7. Đi nhăn răng về cũng nhăn răng là cái gì?
⇒ Đáp án: cái bừa
8. Đầu khóm trúc, đuôi khúc rồng. Khii sinh bạch khi tử thì hồng. Là con gì?
⇒ Đáp án: Con Tôm
9. Đến đây hỏi khách tương phùng Con gì mọc cánh dạo cùng nước non
⇒ Đáp án: Con thuyền
10. Ở dưới âm phủ đội mũ mà lên là cây gì?
⇒ Đáp án: Cây nấm
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Tổng hợp câu đố về Trung thu hay nhất dành cho các em thiếu nhi vào Đêm hội Trăng rằm được tổ chức ở trường hay các cơ quan, đơn vị.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Lịch chiếu phim Lòng Chàng Khó Đoán (Quân Tâm Khó Đoán)
-
Lần đầu tiên Đức lên ngôi vô địch ở một quốc gia không thuộc Châu Âu
-
Lịch chiếu phim Học Kỳ Sinh Tử (Duty After School) phần 2: nội dung, diễn viên
-
Lịch chiếu phim Xuân Khuê Mộng Lý Nhân (Người Trong Mộng Xuân Khuê)
-
Lịch chiếu phim Soi Sáng Cho Em (Trần Vĩ Đình, Chương Nhược Nam), review nội dung, diễn viên, trailer
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công