Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu 2024?

Lễ giỗ tổ sân khấu là cơ hội để tất các các nghệ sĩ gặp gỡ nhau, nghệ sĩ chưa nổi tiếng gặp những diễn viên, ngôi sao, đàn anh đàn chị, cô chú trong nghề thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Vậy Giỗ tổ ngành sân khấu là ngày nào, mời các bạn tham khảo và có câu trả lời cho mình qua bài viết sau đây.

1. Tổ nghề sân khấu là ai?

Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Vậy hoặc tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là ai?

Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:

  • Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu
  • Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
  • Thánh Sư: soạn tuồng

Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ:

Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu

  • Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
  • Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
  • Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
  • Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
  • Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự
  • Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
  • Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.

2. Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?

Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam.

Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở TP.HCM. Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.

3. Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu và tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu và đọc bài cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn và vấn còn lưu giữ đến ngày nay.

Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?

4. Bài văn khấn cúng tổ nghề sân khấu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.820
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi