Văn khấn tổ nghề sân khấu 2024

Cúng giỗ tổ nghề sân khấu vào tháng 8 âm lịch hàng năm là một dịp trọng đại mà bất kì ai làm trong nghề sân khấu cũng luôn hướng về, dù cho dịp đó công việc có bận rộn đến cỡ nào. Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Văn khấn tổ nghề sân khấu mới nhất 2024 cùng cách cúng chi tiết nhất.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin về ngày cúng tổ nghề sân khấu, bài cúng tổ nghề sân khấu đúng chuẩn, hướng dẫn các cúng giỗ tổ nghề sân khấu đúng chuẩn, Mâm cúng tổ nghề sân khấu... giúp bạn thực hiện nghi lễ Cúng giỗ tổ nghề sân khấu vào ngày giỗ tổ nghề hoặc khấn tổ sân khấu trước khi diễn đầy đủ nhất theo văn khấn cổ truyền Việt Nam. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?

Cúng tổ nghề sân khấu ngày mấy?

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam.

Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở TP.HCM. Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.

2. Văn khấn tổ nghề sân khấu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3. Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu của nghệ sĩ Việt

Mỗi năm đến ngày giỗ tổ, các nghệ sĩ trong Nam, ngoài Bắc đều có những hoạt động để tôn vinh nghề và tưởng nhớ tổ nghiệp.

Các đơn vị và sân khấu thường tổ chức lễ giỗ tổ riêng nhưng thường có 3 hoạt động chính:

  • Lễ dâng hương,
  • Dâng hoa Tổ nghề;
  • Lễ tri ân những nghệ sĩ cao tuổi, tưởng nhớ những nghệ sĩ đã qua đời và vinh doanh những nghệ sĩ đã có những đóng góp nổi bật; cuối cùng là những tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Các nghệ sĩ khắp nơi hướng về tổ nghề. Đến với ngày giỗ tổ trang trọng, người mang hoa, người mang trái cây, người mang heo quay, người mang gà luộc dâng lên bàn thờ tổ để thể hiện lòng tôn kính đến tổ nghiệp, cầu mong tổ nghề phù hộ sự nghiệp gặp may mắn ngày càng phát triển.

Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì?

4. Cúng tổ nghề sân khấu cần những gì?

Trong Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những lễ vật sau:

- Ván xôi con gà

- Đĩa trái cây to, bình hoa đẹp

- Mâm cúng giỗ Tổ nghề sân khấu

- Mâm cỗ mặn

- Các lễ vật khác

  • 5 bát cháo trắng hoặc 5 đĩa bánh chay, 5 đĩa xôi và 5 bát chè.
  • Đĩa muối gạo.
  • Nến.
  • Trầu cau.
  • Nhang đèn, vàng mã.
  • Ngoài cúng gà, xôi còn có thể cúng heo quay.
Mâm cúng tổ nghề sân khấu
Mâm cúng tổ nghề sân khấu

5. Tổ nghề sân khấu là ai?

Tổ nghề (hay Đức Thánh Tổ , Tổ sư ) là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là tổ nghề. Tổ nghề thường là những người có thật, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.

Theo những người trong nghề sân khấu thì thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu cũng là tam vị thánh tổ, bao gồm:

  • Tiên Sư: Khai sáng ra nghề sân khấu
  • Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
  • Thánh Sư: Soạn tuồng

Mỗi nhánh nhỏ trong lĩnh vực sân khấu lại có tổ nghề khác nhau, ví dụ:

  • Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.
  • Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.
  • Tống Hữu Định (1896-1932) là ông tổ Cải Lương. Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho, cũng là người được cho là có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu.
  • Vũ Đình Long: tổ nghề kịch nói.
  • Trần Quốc Đĩnh: tổ nghề hát xẩm...

Trên đây là mẫu văn khấn cúng tổ nghề mới nhất. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu thêm về tổ nghề sân khấu, ý nghĩa việc cúng tổ nghề và cách cúng tổ nghề đúng chuẩn cho ngày 12/8 âm lịch sắp tới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 15.040
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm