Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm 2024 - Văn khấn lễ Tất niên 30 Tết

Bài cúng Tất niên cuối năm cũng như mâm cúng Tất niên đều là những nghi thức không thể thiếu trong buổi lễ cúng Tất niên cuối năm đễ tiễn năm cũ và đón chào năm mới với nhiều may mắn. Vậy Tất niên 2024 ngày bao nhiêu? Cúng Tất niên 2024 nên quay hướng nào hay chuẩn bị mâm cúng Tất niên ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Cúng Tất niên cuối năm là nghi thức quan trọng nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm cũ và đón chào năm mới sắp bắt đầu. Ngoài ra lễ cúng tất niên cuối năm cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp quây quần bên nhau và thành kính dâng lên tổ tiên, thần linh mâm cơm tất niên để bày tỏ sự biết ơn. Chính vì vậy nghi lễ cúng tất niên cuối năm cần được các gia đình chuẩn bị một cách chu đáo và trang trọng nhất. Dưới đây là một số gợi ý của Hoatieu để các bạn nắm được cách chuẩn bị cho lễ tất niên cuối năm để đón một năm mới 2024 an khang thịnh vượng.

Văn khấn tất niên

1. Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là một nghi thức ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch (thường là ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ, hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu, một số nơi cũng có thể tổ chức cúng tất niên sớm hơn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể), nhằm ghi nhận sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị đón mừng năm mới.

Khi ấy, người ta chuẩn bị đồ cúng tất niên, sau đó sẽ dọn cỗ để các thành viên trong gia đình và khách mời cùng ăn. Ngày diễn ra lễ cúng tất niên chính là dịp để cả gia đình sum vầy bên mâm cơm ấm cúng, chia sẻ cho nhau những câu chuyện buồn vui đã diễn ra trong năm và nói ra những nguyện vọng trong năm mới sắp đến.

2. Tất niên là ngày bao nhiêu?

Năm 2024 Tết nguyên đán sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 năm Giáp Thìn tức thứ 7 tức ngày 10/2/2024 dương lịch. Do đó mọi người sẽ làm lễ cúng Tất niên vào ngày thứ sáu tức 30 tháng Chạp năm Quý Mão. Nghi lễ cúng tất niên sẽ được các gia đình thực hiện vào buổi trưa hoặc buổi tối để thể hiện sự sum vầy cũng như mời ông bà gia tiên về ăn Tết. Lễ cúng tất niên sẽ được thực hiện trước lễ cúng giao thừa.

3. Mâm cúng Tất niên cuối năm

  • Trái cây
  • Hoa
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

4. Cúng tất niên bao nhiêu chén chè?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, gia chủ có thể dâng cúng số lượng chén chè tùy tâm. Bởi điều quan trọng trong văn hóa thờ phụng của người Việt vẫn là sự chân thành, lòng thành kính của chính người hành lễ.

Ngoài ra, bách gia có thể tham khảo một số quan niệm dân gian về số lượng chén chè cúng tất niên như sau:

  • 1 chén: tượng trưng Thiên Địa, âm dương hòa hợp
  • 3 chén: tượng trưng cho “2 ông 1 bà”, dùng rước ông Công ông Táo về trần gian trong đêm tất niên
  • 4 chén: tượng trưng cho người đã khuất ở tứ phương (Đông – Tây – Nam – Bắc)
  • 5 chén: mang ý nghĩa ban ngũ phúc sinh khí, dùng trong thờ thần Đất đai (vị thần xoay chuyển ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ)
  • 6 chén: mang ý nghĩa lục hòa (Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, lợi hòa, giới hòa).

5. Cúng tất niên 2024 quay hướng nào?

Văn khấn tất niên 30 Tết

Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Còn khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

6. Ý nghĩa của cúng tất niên

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

7. Văn khấn tất niên 30 Tết

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ............

Tín chủ chúng con là: …............

Ngụ tại: ……....

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám ...

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

8. Văn cúng tất niên cuối năm trong nhà 2024

Sau đây là nội dung bài văn khấn tất niên cuối năm trong nhà, mời các bạn cùng tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: …………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

9. Bài cúng cuối năm cơ quan 2024

Mời các bạn xem chi tiết bài khấn tất niên cuối năm của cơ quan, công ty dưới đây:

10. Bài cúng tất niên cuối năm ngoài trời

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
85 190.454
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm