Cúng sao Hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy 2024?

Cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng - Mùng 8 Tết hàng năm là ngày cúng sao hội. Đây là à một phong tục truyền thống đã có từ lâu đời của người Việt với mong muốn giảm bớt vận hạn do sao xấu gây ra cũng như nghênh đón các sao chiếu mệnh tốt. Vậy cúng sao hội gồm những gì? Cúng sao Hội cần bao nhiêu ngọn đèn? Sau đây là cách bố trí nến cúng sao hội ngày mùng 8 tháng Giêng 2024 chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng

1. Mùng 8 tháng Giêng là ngày bao nhiêu?

Ngày mùng 8 tháng Giêng năm 2024 năm nay rơi vào ngày thứ 7 tức ngày 17/02/2024. Lễ cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng 2024 năm nay vào ngày cuối tuần nên rất thuận tiện cho các gia đình tổ chức lễ cúng sao hội tại nhà.

2. Ý nghĩa của cúng sao giải hạn

Theo quan niệm của người xưa cho rằng mỗi người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh tương ứng. Hiển nhiên sẽ có sao chiếu mệnh tốt và cũng có chiếu mệnh không tốt. Chính vì thế để giải hạn xui cho sao chiếu mệnh xấu, người ta thường phải cúng sao giải hạn hằng tháng hoặc hằng năm.

Tổng cộng có 9 ngôi sao chiếu mệnh xuất hiện vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Nếu gặp năm trúng sao chiếu mệnh xấu, người ta buộc phải cúng sao để giải hạn, giảm đi những chuyện không may, ốm đau, bệnh tật…. Thông thường bạn có thể lựa chọn thời gian cúng sao vào đầu năm mới hoặc mỗi tháng ở các ngôi chùa, thậm chí cúng tại nhà ở đều được, miễn sao chuẩn bị bàn cúng tinh tươm và đầy đủ nhất.

Ngoài mục đích giải hạn, việc cúng sao còn nhằm cầu xin Thần Sao ban cho phước lành, may mắn, sức khỏe, bình an, và thịnh vượng cho cả gia đình.

3. Cúng sao Hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy?

Sao Thái Dương:

Sao Thái Dương được xem là ngôi sao chiếu mệnh tốt nhất trong các sao hạn, nếu được phù hộ có thể đem lại nhiều tài lộc, công danh thăng tiến, tuy nhiên nếu chịu ảnh hưởng từ sao này bạn có thể gặp phải các tình huống thiếu may mắn khi làm ăn, tiền tài… Khi cúng sao Thái Dương nên chuẩn bị 12 cây nến, lạy 12 cái về phía Đông. Thời gian làm lễ tốt nhất là 27 âm lịch hằng tháng, lúc 21 – 23 giờ.

Sao Thái Âm:

Thời gian cúng sao hội là ngày 26 âm lịch hàng tháng từ 19 – 21 giờ, sử dụng 7 chiếc nến vái 7 lạy về hướng Tây.

Sao Mộc Đức:

Đối với sao Mộc Đức, thời điểm cúng sao giải hạn nên là 19 – 21 giờ ngày 25 mỗi tháng – đây là thời gian sao Mộc Đức giáng trần. Trước khi cúng cần chuẩn bị 20 ngọn nến thắp theo đúng sơ đồ tương ứng của sao Mộc Đức, lạy 20 cái quay mặt về hướng Đông.

Sao Vân Hán:

Thời gian cúng sao Vân Hán nên là ngày 29 âm lịch hằng tháng hoặc đúng vào tháng 4 và 5 để đạt sự linh nghiệm cao. Chuẩn bị đủ 15 chiếc nến để cúng lạy và thắp quay về phía chính Đông

Sao Thổ Tú:

Khi cúng sao giải hạn cho sao Thổ Tú, bạn hãy chuẩn bị 5 ngọn nến cùng các lễ vật khác trên bàn cúng, sau đó vái 5 lạy về hướng Tây. Thời gian cúng tốt nhất là 21 giờ ngày 19 hàng tháng.

Sao Thái Bạch:

Đối với sao Thái Bạch thời điểm cúng giải hạn phù hợp là ngày 15 hàng tháng lúc 19 – 21 giờ. Nên thắp 8 chiếc nến đồng thời lạy 8 cái về hướng chính Tây.

Sao Thuỷ Diệu:

Thời gian kỵ của người thuộc sao Thủy Diệu là tháng 4 và tháng 8 âm lịch. Do đó ở thời gian này bạn nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch từ 21 đến 23 giờ. Khi cúng cần chuẩn bị bài vị có giấy màu đỏ, lễ vật và 7 ngọn nến. Thắp nến sáng rồi lạy 7 lạy về hướng Bắc.

Sao Kế Đô:

Đối với sao Kế Đô bạn nên cúng sao vào ngày 18 âm lịch hàng tháng. Cần chuẩn bị bài vị dùng giấy màu vàng, 20 ngọn nến. Khi cúng lạy 20 lạy về hướng Tây.

4. Cách bài trí nến khi cúng giải hạn

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Thái Dương

Sơ đồ cắm nến sao Thái Dương - Cohoc.vn

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Thái Âm

Sơ đồ cắm nến sao Thái Âm

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Thủy Diệu

Sơ đồ cắm nến sao Thủy Diệu

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Mộc Đức

Sơ đồ cắm nến sao Mộc Đức

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Vân Hớn

Sơ đồ cắm nến sao Vân Hán

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Thổ Tú

Sơ đồ cắm nến sao Thổ Tú

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Thái Bạch

Sơ đồ cắm nến sao Thái bạch

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao La Hầu

Sơ đồ cắm nến sao La Hầu

Sơ đồ cắm nến khi dâng sao giải hạn – Sao Kế Đô

Sơ đồ cắm nến sao Kế Đô

Trên đây Hoatieu đã chia sẻ cách bài trí nến trong lễ cúng dâng sao giải hạn đầu năm. Chúc các bạn có một năm mới bình an khỏe mạnh!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 15.037
0 Bình luận
Sắp xếp theo