Có nên đốt gốc cành đào không?

Đốt gốc cành đào để làm gì? Có nên đốt gốc cành đào không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm mỗi khi đến Tết cổ truyền. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách giữ hoa đào tươi lâu ngày Tết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Có nên đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi lâu?

Theo quan điểm của nhiều người cắm hoa, khi cành đào được cưa ra khỏi cây thì nhựa của cây đào sẽ chảy ra và đông đặc lại khi gặp không khí, từ đó nhựa bít chặt các mạch cây gây khó khăn cho việc hút nước lên cành. Đồng thời, vết cắt cành đào dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào.

Bởi vậy họ tin rằng việc đốt gốc đào sẽ giúp diệt hết vi khuẩn, nấm mốc lại giúp nhựa cây chảy ra thông mạch cây nhờ đó mà cành đào có thể hút nước từ bình lên để nuôi hoa giúp hoa tươi đẹp.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách làm trên.

Một người nông dân trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho rằng, khi đốt gốc cành đào bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học.

Trong khi đó, trao đổi với NTNN, TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào... Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.

Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. Nếu đốt quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn.

Từ đó có thể thấy, nếu bạn muốn đốt gốc cành đào thì chỉ nên hơ qua lửa cho se khô mặt cắt là được.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung một vài viên vitamin B1 vào nước cắm hoa để có thêm dinh dưỡng giúp cành đào tươi lâu.

Có nên đốt gốc đào

2. Hướng dẫn cách đốt gốc đào ngày Tết

Hướng dẫn cách đốt gốc cành đào giúp đào nhanh nở hoa và tươi lâu.

Để đốt gốc đào chúng ta có thể đốt bằng đèn khò, củi, giấy... tuy nhiên để giữ cho cành đào vẫn tươi, hoa nở sớm, lâu tào cần lưu ý một số điểm sau đây:

Chỉ đốt phần cuống cành đào không đốt lên quá cao phía thân đào, đốt kỹ để nhựa đào không thể chảy ra.

Đốt lửa vừa phải không để lửa hoặc hơi nóng bay về phía thân đào làm héo lộc và hoa đào.

Sau khi đốt đào xong, cắm đào vào chậu có cát ẩm, phun nước (dạng sương mù) lên lá và thân đào để đào hồi phụ trở lại.

Sau khi lá đào tươi trở lại, muốn đào nở sớm có thể thắp bóng điện hoặc phun rượu trắng, đắp vôi hoặc đất đèn xung quanh gốc đào.

3. Cách giữ hoa đào tươi lâu ngày Tết

Khi chọn được cành đào ưng ý, bạn cần mang đào về nhà, đặt nơi ít gió, rửa sạch lọ trước khi cắm hoa. Đây là bước quan trọng giúp cành đào không bị nhiễm khuẩn từ lọ hoa, bình hoa. Nước cắm hoa đào cũng được chọn nước sạch. Sau khi cắm nên thay nước trong bình 2 - 3 ngày/ lần. Mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần gốc. Cách làm sạch này giúp hoa nở nhiều hơn, cây tươi lâu hơn.

Với những gốc trồng sẵn trong đất, bạn có thể thêm đất để đặt vừa vặn bầu cây vào. Nên chú ý giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh để cây bị quá nhiều nước hay quá khô đều ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của đào.

Đừng quên bổ sung dinh dưỡng, kích hoa nở bằng nhiều cách khác nhau. Với những cành đào cắm trong bình, bạn có thể thả vào bên trong lọ 5 - 10 viên B2 giúp cây có thêm dinh dưỡng phục vụ cho việc nở hoa. Với các gốc đào, bạn có thể mua một chút kali về pha loãng với nước để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây tươi khỏe.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 4.162
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm