Ngày Tết, người Phù Lá dùng ngọn cây nào quét bàn thờ để quét điều xấu và đón điều lành?

Ngày tết việc dọn dẹp lại bàn thờ để chuẩn bị cho một năm mới sang là điều mà nhà nào cũng phải làm. Vậy, Ngày Tết người Phù Lá dùng ngọn cây nào quét bàn thờ để quét điều xấu và đón điều lành? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Vài nét về người Phù Lá

Người Phù Lá, còn có tên gọi khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang, là một dân tộc thiểu số cư trú tại miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc, đông nhất là ở Lào Cai, ngoài ra họ sống ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang.

Dân tộc Phù Lá nói tiếng Phù Lá, một ngôn ngữ của ngữ chi Lô Lô, thuộc ngữ hệ Tạng - Miến trong hệ ngôn ngữ Hán - Tạng.

Kinh tế chủ yếu của người Phù Lá là nông nghiệp làm nương và trồng lúa nước trên các ruộng bậc thang. Chăn nuôi của họ là trâu, dùng để kéo cầy, ngựa dùng để thồ, gà lợn để lấy thịt, phục vụ cho bữa ăn, cúng bái và lễ tết. Nghề thủ công nổi tiếng của người Phù Lá là đan lát với những sản phẩm mây tre là gùi, cùng nhiều đồ đựng khác với họa tiết đẹp và hấp dẫn. Sản phẩm đan lát này không chỉ để dùng mà còn là hàng hóa trao đổi với các dân tộc khác.

Ngày Tết, người Phù Lá dùng ngọn cây này quét bàn thờ để quét điều xấu và đón điều lành?

2. Người phù lá dùng ngọn cây gì để quét bàn thờ xóa đi điềm xấu và đón điềm lành?

Những nghi lễ quan trọng nhất đối với người Phù Lá trong ngày Tết "Khùi - xì- mờ" đó là lễ cúng chiều 30 Tết. Từ sáng sớm ngày 30 Tết, việc vệ sinh nhà cửa và đồ dùng trong nhà được mọi thành viên trong gia đình thực hiện rất khẩn trương, sau đó là việc trang hoàng sắp đặt bàn thờ tổ tiên. Cũng như người Kinh, bàn thờ của người Phù Lá cũng có mâm ngũ quả, bánh mứt, kẹo, cành đào, cành mận. Trong dịp này, gia đình người Phù Lá thường mổ lợn để làm lễ cúng và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cho gia đình trong những ngày Tết. Tùy theo điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình mà mổ lợn to hay lợn nhỏ khác nhau để làm lễ cúng. Người Phù Lá xã Châu Quế Thượng không gói bánh chưng vuông như người Kinh hay bánh chưng dài như các dân tộc khác mà gói bánh chưng gù, gồm 2 loại bánh chưng đen và bánh chưng trắng. Tất cả các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm tất niên. Tùy theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết của người Phù Lá cũng có những hình thức khác nhau.

Với người Phù Lá, Tết "Khùi - xì- mờ" không chỉ là dịp ăn ngon, mặc đẹp mà ngày Tết còn để gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng làng xã, mọi người sẽ gần nhau hơn qua mâm cơm ngày Tết. Chính vì vậy bữa cơm chiều 30 chính là thời gian được mọi người trông đợi nhất trong năm, là bữa cơm đầu tiên mà người Phù Lá ăn trong Tết Khui xi mờ và cũng là bữa cơm đông đủ nhất đối với mỗi gia đình.

Vào thời khắc đầu tiên của năm mới sau giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình người Xa Phó ra ngọn nước đầu nguồn để rửa mặt, đồng thời hứng đầy ống bương nước đem về nhà. Đây là một tập quán độc đáo của người Xá Phó, bởi họ cho rằng, đầu năm phải có nước mới, tinh khiết về để trong nhà thì cả năm mới gia đình mới khoẻ mạnh, sạch sẽ và thu được nhiều cái mới. Trên đường đi lấy nước về, mỗi người phải nhặt một viên đá cuội lấy may, rồi đem về đặt vào bồ thóc hay ném vào chuồng lợn, chuồng gà để cầu mong cả năm lợn, gà to và nặng như đá. Sau đó, gia đình tiến hành làm lễ cân nước. Nếu ống bương nước mới lấy về nặng hơn ống bương nước của năm cũ thì cả năm, gặp may mắn, làm ăn phát đạt.

Quan trọng, trong ngày Tết, người Phù Lá dùng ngọn cây trúc quét bàn thờ để quét điều xấu và đón điều lành, cầu cho năm mới an khang, hạnh phúc.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Hình ảnh tết xưa đẹp nhất, Thơ chúc tết Tân Sửu 2021 từ chuyên mục Tài liệu của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 436
0 Bình luận
Sắp xếp theo